Bao nhiêu mét vuông trên 1 người trong trường học năm 2024

Luật Cư trú năm 2006 quy định các điều kiện riêng đối với việc đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương gồm: [1] đã có khoảng thời gian tạm trú nhất định [Trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên; đăng ký vào quận nội thành Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô là phải tạm trú từ 03 năm trở lên]; và [2] bảo đảm diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố đối với trường hợp nơi đăng ký thường trú là chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ [Ví dụ như tại thành phố Hà Nội nếu đăng ký thường trú vào địa chỉ là chỗ ở hợp pháp là nhà thuê ở nội thành thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở bình quân là 15m2/người, tại thành phố Hồ Chí Minh là 5m2/người] nhằm mục đích hạn chế tình trạng di dân tự phát từ nông thôn đến các thành phố lớn, giảm mật độ dân cư tập trung và từ đó giảm áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng và việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tại các đô thị này.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc thực hiện quy định nói trên của Luật Cư trú năm 2006 trong thời gian vừa qua cho thấy chính sách này cũng chưa thực sự hiệu quả vì chỉ hạn chế được số lượng người đăng ký thường trú chứ không hạn chế được việc người dân chuyển đến lao động, học tập, sinh sống thực tế tại các đô thị lớn [do là nơi có cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập tốt hơn]. Hạn chế về đăng ký thường trú không phải là giải pháp để giải quyết tình trạng tăng dân số cơ học quá nhanh, phá vỡ quy hoạch, vượt quá khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật và năng lực quản lý của chính quyền, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác ở nước ta. Để giải quyết tình trạng này cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nên tập trung vào các giải pháp có tính tổng thể về quy hoạch, về chính sách phát triển kinh tế – xã hội, phát triển vùng, phát triển các đô thị vệ tinh, bảo đảm cân đối về phân bổ nguồn lực… và hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, có tính chất phân biệt đối xử giữa các vùng, miền, nông thôn, đô thị.

Do vậy, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; tức là, việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc. Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân; bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp.

Bên cạnh đó, không chỉ ở các quận nội đô của thành phố trực thuộc Trung ương, mà ở một số tỉnh hoặc một số huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cũng đang có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn; số người đăng ký cư trú tăng nhanh và biến động nhiều nhất tập trung ở nhóm đối tượng có chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ. Do đó, đối với trường hợp công dân đăng ký thường trú thuộc trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì Luật Cư trú năm 2020 quy định giao Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định diện tích bình quân chỗ ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nhằm bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù hợp với yêu cầu quản lý về cư trú và tình hình, chính sách an sinh xã hội trên địa bàn; đồng thời cũng là công cụ để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể điều tiết việc phân bổ dân cư thông qua xác định điều kiện đăng ký thường trú ở từng địa phương.

Luật Cư trú năm 2020 quy định diện tích nhà ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú trong các trường hợp này sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người. Mức diện tích 8m2 sàn/người – đây là chỉ tiêu được xác định cần hoàn thành trong năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [Theo Mục III.2, Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì mục tiêu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 29m2 sàn/người và tại nông thôn đạt 22m2 sàn/người; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người. Đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12m2 sàn/người].

Căn cứ vào Chiến lược này, hiện nay, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chương trình, chiến lược phát triển nhà ở của địa phương mình đều đang xác định chỉ tiêu về diện tích nhà ở tối thiểu, [trong đó: Bình Dương: Quyết định số 4290/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND tỉnh Bình Dương quy định: giai đoạn 2016-2020 diện tích nhà ở bình quân 30m2/người; diện tích tối thiểu 8,2m2 sàn/người, giai đoạn 2026-2030 diện tích nhà ở bình quân 33m2 sàn/người; diện tích tối thiểu 12,8m2 sàn/người; Bình Định: Quyết định số 75/2019/QĐ-UBND ngày 21/12/2019 của UBND tỉnh Bình Định quy định giai đoạn 2016-2020 diện tích nhà ở bình quân 25m2/người; diện tích tối thiểu 08m2 sàn/người, giai đoạn 2021-2030 diện tích nhà ở bình quân 30m2 sàn/người; diện tích tối thiểu 12m2 sàn/người; Đắk Lắk: Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk quy định đến 2025: diện tích nhà ở bình quân 25m2/người; diện tích tối thiểu 08m2 sàn/người, giai đoạn 2026-2030: diện tích nhà ở bình quân 30m2 sàn/người; diện tích tối thiểu 12m2 sàn/người; Kiên Giang: Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 12/3/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017-2020 quy định đến 2020 diện tích nhà ở bình quân 25m2/người; diện tích tối thiểu 08m2 sàn/người; Ninh Bình: Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 22/8/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình quy định giai đoạn 2015-2020 diện tích nhà ở bình quân 27m2/người; diện tích tối thiểu 10m2 sàn/người, giai đoạn 2021-2030 diện tích nhà ở bình quân 30m2 sàn/người; diện tích tối thiểu 12m2 sàn/người; Sơn La: Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Sơn La quy định giai đoạn 2015-2020: diện tích nhà ở bình quân 18m2/người; diện tích tối thiểu 08m2 sàn/người, giai đoạn 2021-2030: diện tích nhà ở bình quân 22,1m2/người; diện tích tối thiểu 12m2 sàn/người; Thanh Hóa: Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định giai đoạn 2016-2020 diện tích nhà ở bình quân 25m2/người; diện tích tối thiểu 08m2 sàn/người, giai đoạn 2021-2030 diện tích nhà ở bình quân 30m2 sàn/người; diện tích tối thiểu 12m2 sàn/người; Tiền Giang: Quyết định số 3699/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang quy địn giai đoạn 2015-2020 diện tích nhà ở bình quân 21m2/người; diện tích tối thiểu 08m2 sàn/người, giai đoạn 2021-2030: diện tích nhà ở bình quân 27,1m2 sàn/người; diện tích tối thiểu 12m2 sàn/người]; không phân biệt thường trú hay tạm trú, nhà thuộc sở hữu hay nhà đi thuê, mượn, ở nhờ.

Thực hiện quy định của Luật Cư trú năm 2006, đa số các thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy định riêng về diện tích bình quân để đăng ký thường trú đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ tương đối cao như: Hà Nội là 15m2 sàn/người [Nghị quyết số 11/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội gia hạn bởi Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành Thành phố Hà Nội tối thiểu là 15m2 sàn/đầu người], Cần Thơ là 15m2 sàn/người [Nghị quyết số 18/2014/NQ-HĐND ngày 05/12/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ quy định về diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Cần Thơ như sau: Đối với quận Ninh Kiều diện tích bình quân tối thiểu là 20m2 sàn/người; Đối với quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt diện tích bình quân tối thiểu là 18m2 sàn/người; Đối với huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh diện tích bình quân tối thiểu là 15m2 sàn/người], Đà Nẵng là 15m2 sàn/người [Nghị quyết số 48/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Đà Nẵng, như sau: Đối với các phường thuộc quận Hải Châu, Thanh Khê: diện tích bình quân 20m2 sàn/người; Đối với các phường, xã thuộc các quận, huyện còn lại: diện tích bình quân là 15m2 sàn/người], còn Thành phố Hồ Chí Minh đang dự kiến nâng lên 20m2 sàn/người [Báo cáo số 147/BC-UBND ngày 04/8/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh].

Như vậy, quy định diện tích tối thiểu là 8m2 sàn/người như Luật Cư trú năm 2020 thì vẫn thấp hơn mức hiện nay và sẽ không gây trở ngại gì cho các thành phố này khi quy định diện tích nhà ở tối thiểu cao hơn làm điều kiện đăng ký thường trú đối với trường hợp đăng ký vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ.

Luật Cư trú năm 2020 đã xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh… thì không còn bị phân biệt về điều kiện mà được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc như quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020: “Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó; Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý trong các trường hợp vợ/chồng về ở với chồng/vợ; con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và ngược lại… thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình”./.

Chủ Đề