Bảng xếp hạng Chỉ số PAPI năm 2022

.

Cập nhật lúc: 15:35, 10/05/2022 (GMT+7)

(LĐ online) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2021 (PAPI 2021) vừa được công bố sáng 10/5 tại Hà Nội. Năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu bảng xếp hạng với 48,059 điểm; xếp thứ hai là tỉnh Bình Dương với 47,178 điểm; thứ ba thuộc về tỉnh Thanh Hoá với 47,102 điểm.

Bảng xếp hạng Chỉ số PAPI năm 2022
Bảng tổng hợp kết quả PAPI 63 tỉnh, thành năm 2021

Tỉnh Lâm Đồng đứng thứ 18 với 43,539 điểm, nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có điểm số trung bình cao của cả nước năm 2021. Điều đặc biệt Lâm Đồng là tỉnh có chỉ số PAPI cải thiện ấn tượng nhất khi vượt 45 thứ hạng so với năm 2020 (xếp thứ 63). Đây là sự cải thiện rất lớn về điểm số PAPI của tỉnh so với các năm trước (năm 2019, chỉ số PAPI của Lâm Đồng chỉ đạt 41,97 điểm, đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố. Tới năm 2020, Lâm Đồng đạt 38,62 điểm, đứng thứ 63/63 tỉnh, thành phố và năm trong nhóm 16 tỉnh, thành phố có điểm số thấp nhất cả nước).

Thứ hạng được cải thiện rõ rệt đã thể hiện nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, các cấp, ngành trong chỉ đạo, điều hành, sự hài lòng của người dân đối với chính quyền.  Trong báo cáo PAPI năm 2021 và phát biểu của các chuyên gia, nhà quản lý tại buổi công bố, kết quả tổng hợp PAPI và sự tăng điểm ấn tượng nhiều chỉ số nội dung của tỉnh Lâm Đồng được nhắc đến.

Để chỉ số PAPI đạt mục tiêu thuộc nhóm 15 tỉnh, thành có điểm số trung bình cao nhất cả nước, năm 2021 Lâm Đồng đã  tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cải thiện như: xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, minh bạch và hiện đại; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước; bộ máy cơ quan hành chính nhà nước được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bảng xếp hạng Chỉ số PAPI năm 2022
Lâm Đồng có chỉ số PAPI thăng hạng ấn tượng với 45 bậc so với năm 2020

Lâm Đồng cũng tập trung nâng cao chỉ số PAPI, từng bước cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công từ tỉnh đến cơ sở gồm xã, phường, thị trấn, nhằm đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu góp phần nâng cao rõ rệt hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và Chỉ số PAPI của tỉnh so với các năm trước đó.

Song song đó, UBND tỉnh cũng tổ chức quán triệt, tuyên truyền, cho cán bộ, công chức, viên chức về các nội dung của Chỉ số PAPI để cán bộ, công chức, biết đầy đủ các nội dung, các tiêu chí thành phần của chỉ số PAPI và nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ số PAPI đối với sự phát triển bền vững của tỉnh...

Theo thông tin từ buổi công bố chỉ số PAPI năm 2021: Về thủ tục hành chính công, Người sử dụng dịch vụ hành chính liên quan tới giấy CNQSD đất và giấy tờ tùy thân ở Cà Mau, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Long An và Tuyên Quang có trải nghiệm sử dụng dịch vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tốt hơn so với người sử dụng dịch vụ ở các tỉnh, thành phố khác. Về quản trị điện tử: Một số tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Hà Nội, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và Vĩnh Phúc có một số cải thiện trong cung ứng dịch vụ cho người dân qua cổng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2021. 

Hay mức thay đổi điểm tham gia của người dân ở cấp cơ sở (2020-2021) thì Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng và Thanh Hóa có nhiều tiến bộ qua 2 năm, trong khi Bà Rịa-Vũng Tàu, Lào Cai, Thái Nguyên và Tiền Giang có mức sụt giảm đáng kể. Mức thay đổi điểm ở nội dung kiểm soát tham nhũng trong khu vực công qua hai năm 2020-2021 thì 20 tỉnh, thành phố có mức gia tăng đáng kể. Trong đó, Bình Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn và Lâm Đồng tăng trên 15% điểm qua hai năm;…

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (với tên viết tắt tiếng Anh là PAPI) là công cụ để người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số nội dung, là sản phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam từ năm 2009 và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ, Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Dữ liệu và thông tin từ Chương trình nghiên cứu PAPI được coi như “bức tranh” thực tế về hiệu quả của chính quyền trong việc đáp ứng yêu cầu của người dân, giúp các cấp soi chiếu lại hoạt động trong một năm, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy học hỏi kinh nghiệm giữa chính quyền các địa phương. PAPI cũng là diễn đàn mở để người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền.

CHÍNH PHONG

Bảng xếp hạng Chỉ số PAPI năm 2022

Quảng Ninh dẫn đầu

PAPI 2020 xếp hạng hiệu quả quản trị và hành chính công của 63 tỉnh thành trên cả nước và được đánh giá trên 8 tiêu chí gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.

Năm 2020, không có tỉnh, thành phố nào trong số 63 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất ở cả 8 chỉ số đánh giá trên. Tuy nhiên, Quảng Ninh thăng hạng 2 bậc trở thành tỉnh dẫn đầu bảng xếp hạng PAPI 2020 với tổng điểm 48,811. Tỉnh này dẫn đầu cả nước ở 3 tiêu chí về Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định (6,499 điểm); Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (8,286 điểm) và Cung ứng dịch vụ công (7,713 điểm).

Quảng Ninh cũng nằm trong top đầu cả nước ở tiêu chí Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (5,805 điểm), Thủ tục hành chính công (7,611 điểm), Quản trị môi trường (4,964 điểm) và Quản trị điện tử (3,14 điểm). Tỉnh này xếp ở nhóm trung bình cao ở tiêu chí Trách nhiệm giải trình với người dân (4,793 điểm).

Xếp thứ hai trong PAPI 2020 là Đồng Tháp với số điểm 46,961 điểm. Tỉnh này dẫn đầu cả nước ở tiêu chí Quản trị môi trường với 5,202 điểm. Tiếp đến là Thái Nguyên với 46,471 điểm và dẫn đầu cả nước ở các tiêu chí Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (6,216 điểm).

Hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm có xếp hạng thấp. Cụ thể, Thủ đô Hà Nội nằm trong nhóm 16 tỉnh, thành phố có xếp hạng thấp nhất cả nước với 41,629 điểm. Hà Nội có điểm số thuộc nhóm thấp nhất ở các tiêu chí Thủ tục hành chính công (7,169 điểm) và Quản trị môi trường (2,959 điểm). Ở nhóm tiêu chí Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân, Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và Cung ứng dịch vụ công, Hà Nội cũng chỉ đạt mức điểm trung bình thấp.

TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có xếp hạng trung bình thấp với 41,985 điểm. Thành phố này bị đánh giá thấp ở các tiêu chí Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (4,445 điểm), Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (6,363 điểm), Quản trị môi trường (2,82 điểm).

Xét theo khu vực, hầu hết trong số 16 tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất năm nay tập trung ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, nhóm 16 tỉnh thành phố nằm trong nhóm thấp nhất tập trung Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.

Bảng xếp hạng Chỉ số PAPI năm 2022

Kiểm soát tham nhũng được cải thiện

Đánh giá tổng quan của PAPI qua các năm cho thấy hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ liên tục được cải thiện.

Đặc biệt, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất. Đây là chỉ số đo lường cảm nhận và trải nghiệm của người dân về hiệu quả phòng, chống tham nhũng của các cấp chính quyền qua 4 nội dung thành phần gồm: Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương; Kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công; Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công; và Quyết tâm chống tham nhũng. Khảo sát từ PAPI cho thấy, 18 tỉnh, thành phố có tiến bộ rõ rệt so với kết quả năm 2019. Ngoài ra, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Quảng Trị và Quảng Nam là 5 tỉnh dẫn đầu trong ở chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả kiểm soát một số hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức.

So với năm 2016, kết quả 2020 cho thấy mối quan hệ thân quen trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm trên phạm vi toàn quốc. Đáng chú ý, trong số 16 tỉnh, thành phố thuộc nhóm đạt điểm cao nhất tại tiêu chí "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công", có tới 7 tỉnh phía Nam; 5 tỉnh miền Trung; và chỉ có 4 tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh đó, trách nhiệm giải trình với người dân cũng từng bước được cải thiện trong nhiệm kỳ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, điểm số của những lĩnh vực Tham gia của người dân ở cấp cơ sở và Thủ tục hành chính công cho thấy có sự giảm sút.

PAPI là sản phẩm của hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Trung ương và địa phương (VFF-CRT), Công ty Phân tích Thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Đây là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở, được tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Năm 2020, khảo sát PAPI có sự tham gia của 14.732 người dân, số lượng đông nhất từ trước tới nay.