Bắn sỏi thận bằng laser bao nhiêu tiền?

Hỏi: Tôi bị sỏi niệu quản 1,5cm, sỏi niệu quản 1/3 trên. Xin được Bác sỹ tư vấn, nên dùng phương pháp nào để điều trị và kinh phí hết bao nhiêu? nếu có BHYT. Rất mong Bác sỹ tư vấn sớm! Xin cảm ơn Bác sỹ!

Trả lời:

Sỏi niệu quản 1/3 trên nếu được điều trị nội soi tán sỏi bằng Laser thuận lợi thì chi phí khoảng 15 triệu. Nếu có bảo hiểm y tế thì bạn sẽ được chi trả theo mức bảo hiểm được hưởng. Nếu BHYT không có chuyển tuyến [tự đến] bạn sẽ được thanh toán 40%. Nếu quá trình tán sỏi mà sỏi bị di chuyển lên thận phải điều trị kết hợp thêm bằng tán sỏi ngoài cơ thể thì phải chi trả thêm khoảng 3 triệu. Sỏi của bạn 1,5cm ở niệu quản thì có thể tán sỏi nội soi bằng Laser được, tuy nhiên sỏi ở cao sát thận có khả năng sẽ bị di chuyển 1 phần lên thận khi tán sỏi. Muốn xác định rõ cần phải có phim X-quang, Siêu âm, Chụp thận thuốc hoặc CT scan...

Đối với những trường hợp sỏi có kích thước quá lớn, có nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ sỏi thận. Có nhiều phương pháp mổ sỏi thận, bệnh nhân cũng có thể gặp phải những rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện thủ thật. Bài viết thông tin về vấn đề mổ sỏi thận bao nhiêu tiền và những lưu ý cần biết về phương pháp mổ sỏi thận.

Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm để có sự chuẩn bị phù hợp

Điều trị sỏi thận không bắt buộc bệnh nhân phải mổ, phương pháp này là lựa chọn cuối cùng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Theo một số thống kê, có khoảng 5 – 9%  trường hợp bệnh nhân xảy ra biến chứng khi mổ sỏi thận và phải nhập viện điều trị sau mổ.

TOP 10+ cách chữa viêm đường tiết niệu HIỆU QUẢ nhất [Đừng bỏ lỡ]

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.

Xem ngay

Các phương pháp mổ sỏi thận 

Mổ sỏi thận hiện nay có 2 hình thức chính là mổ mở và nội soi. Trong đó phương pháp mổ mở can thiệp ở mức độ từ tương đối đến tối thiểu trong phẫu thuật. Phương pháp mổ nội soi luôn được các bệnh viện ưu tiên vì tính hiệu quả, an toàn và ít xảy ra biến chứng trong khi mổ. Quá trình mổ sỏi thận bằng phương pháp nội soi thường được thực hiện thông qua các vết rạch da rất nhỏ. Mọi thao tác diễn ra bên trong cơ thể đều được điều khiển thông qua màn hình bên ngoài cơ thể.

Mổ sỏi thận hiện nay có hai phương pháp chính là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở truyền thống

Chỉ định phương pháp điều trị sỏi thận phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe, đường kính sỏi… Từ đó mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến khích một trong những phương pháp điều trị sau đây:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể [tán sỏi bằng sóng xung kích]: Phương pháp đạt hiệu quả điều trị từ 55 – 85% trong số các trường hợp tán sỏi. Đây là hình thức trị sỏi thận được áp dụng phổ biến nhất, nếu số lượng sỏi nhiều thì bệnh nhân cần thực hiện ít nhất 2 – 3 lần. Phương pháp phù hợp trong điều trị nhóm sỏi nhỏ hơn 15mm ở bể thận, đài trên, đài dưới nhưng cổ đài rộng, 1/3 trên niệu quản. Tán sỏi không hiệu quả với trường hợp sỏi san hô quá cứng. Mảnh sỏi di chuyển gây tổn thương viêm đường tiết niệu
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: Phương pháp được áp dụng cho nhóm sỏi ở 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới niệu quản đối với nam; sỏi ở vị trí đốt sống L3,4 ở nữ. Tán sỏi nội ngược dòng không được thực hiện nếu bệnh nhân có biểu hiện bị nhiễm khuẩn trong cơ quan, bệnh nhân hẹp niệu đạo, đường niệu đang trong giai đoạn viêm, …
  • Mổ nội soi sỏi thận tán sỏi qua da: Phương pháp thực hiện can thiệp lấy sỏi trong nhu mô thận thông qua ngã nội soi. Mổ nội soi được đánh giá là phương pháp điều trị tối ưu và có tính an toàn cao. Tuy nhiên phương pháp có điểm hạn chế là bệnh nhân có nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn niệu. Phương pháp không áp dụng cho bệnh nhân hẹp niệu đạo, hoặc niệu đạo bị viêm, nhiễm khuẩn
  • Phẫu thuật mổ mở: Áp dụng cho những trường hợp sỏi lớn trên 20 mm, sỏi san hô phức tạp hoặc có nhiều viên, sỏi thận kèm hẹp bể thận niệu quản. Hạn chế của phương pháp này là thủ thuật bắt buộc người bệnh phải rạch phúc mạc, gây đau đớn, nguy cơ cao bị nhiễm trùng, có thể biến chứng hẹp niệu quản. Trong trường hợp sẹo xơ hóa làm tắc nghẽn đường tiết niệu, chức năng thận bị ảnh hưởng.

Khi nào nên mổ sỏi thận?

Sỏi thận có kích thước từ 10 – 20mm là nhóm trường hợp được chỉ định mổ cao

Như đã đề cập, bằng phương pháp điều trị nội khoa thông thường có thể bào mòn sỏi và đào thải cặn khoáng hình thành sỏi qua đường bài tiết. Chỉ những trường hợp cần thiết phẫu thuật, bệnh nhân mới được chỉ định điều trị mổ nội soi hoặc mổ mở. Chỉ định mổ sỏi thận được áp dụng cho những bệnh nhân sau:

  • Bệnh nhân có biểu hiện đau hông lưng âm ỉ kéo dài, cơn đau quặn thận, tiểu máu, tiểu gắt, tiểu buốt.
  • Xuất hiện biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, viêm thận mủ, suy thận, sốt lạnh run trong, triệu chứng tái đi tái lại.
  • Sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu, gây đau bụng dưới nghiêm trọng và khả năng ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
  • Sỏi thận không triệu chứng và kích thước từ 10 đến 20 mm và sỏi thận kích thước từ trên 20 mm.

Chỉ định điều trị được xác định thông qua quá trình khám và chẩn đoán bệnh sử, thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm cần thiết. Trước đó bệnh nhân sẽ được làm chẩn đoán bệnh như xét nghiệm để xác định số lượng và kích thước sỏi. Sau khi bác sĩ đã đánh giá kích thước và vị trí chính xác của sỏi trong nhu mô thận sẽ có phương hướng can thiệp để loại bỏ sỏi và hạn chế những tổn thương cho bệnh nhân.

Đối với những bệnh nhân đang gặp phải biến chứng cấp tính của sỏi thận như sốc nhiễm trùng, thận ứ mủ, bệnh nhân bị áp xe thận, suy thận độc nhất sẽ không được chỉ định nội soi sỏi thận. Thay vào đó, người bệnh sẽ được đặt thông niệu quản, mở thận ra da cấp cứu hay mổ mở lấy sỏi.

Mổ nội sỏi thận bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục sau mổ sỏi thận là 3 – 7 ngày sau mổ nội soi và ít nhất là 10 ngày đối với mổ mở

Đối với những bệnh nhân điều trị tán sỏi sẽ điều trị thành từng đợt. Mỗi đợt điều trị từ 1 – 2 ngày và người bệnh có thể vận động, sinh hoạt bình thường ngay sau đó.

Đối với hình thức mổ mở, thời gian điều trị và nằm viện có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Bệnh nhân cần thời gian theo dõi lâu hơn do can thiệp ngoại khoa có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, bệnh nhân có thể bị thiếu máu hoặc biến chứng nhiễm trùng. Sau thời gian nằm viện, người bệnh nghỉ dưỡng tại nhà cần khoảng 2 – 4 tuần mới có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Phương pháp mổ sỏi thận bằng nội soi được hướng đến chủ yếu tại các bệnh viện lớn hiện nay. Nếu thể trạng tốt, bệnh nhân có thể về nhà sớm hơn trong 2 – 3 ngày nằm viện. Bệnh nhân có thể cần từ 10 – 14 ngày để phục hồi hoàn toàn, sau thái khám, nếu kết quả điều trị tích cực thì người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường sau 2 đến 4 tuần. 

Mổ sỏi thận tương tự như các can thiệp ngoại khoa khác, trong điều trị vẫn có thể tiềm ẩn các rủi ro. Do đó bệnh nhân cũng cần biết cách nhận ra và khám lại sớm khi nghi ngờ xảy ra các biến chứng sau mổ, bao gồm:

  • Chảy máu vết mổ
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Tụ máu trong ổ bụng
  • Huyết khối động mạch – tĩnh mạch
  • Sang chấn mạch máu lớn ở các cơ quan lân cận như, lá lách, gan, thận, phổi, tụy, ruột…

Nếu xảy ra các nguy cơ trên, một số ít các trường hợp bệnh nhân cần phải phẫu thuật lại để sửa chữa. Bác sĩ thường yêu cầu mổ hở để khắc phục thay vì lặp lại nội soi.

Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền? [Bảng chi phí mới nhất 2020]

Chí phí tán sỏi nội soi có giá cao vì sử dụng đến thiết bị hiện đại trong quá trình thực hiện

Chi phí mổ sỏi thận tại mỗi bệnh viện có mức chênh lệch nhất định. Đối với những bệnh viện thuộc tuyến nhà nước, nếu bệnh nhân nằm trong nhóm BHYT thì chi phí điều trị không đáng kể. Ngược lại ở những bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế sẽ có chi phí mổ sỏi thận cao hơn nhiều lần. Mổ sỏi thận bao nhiêu tiền còn tùy vào phương pháp mổ, sau đây là mức phí tham khảo khi mổ sỏi thận tại bệnh viện công:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra năng lượng tia laser hoặc sóng xung kích. Tia này có thể đập vụn cấu trúc sỏi , sau đó bệnh nhân đào thải sỏi qua đường nước tiểu. Đây là phương pháp không gây đâu đớn cho bệnh nhân. Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể từ 2 – 4 triệu đồng.
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: Phương pháp tán sỏi ngược dòng sử dụng ống soi niệu quản đi từ niệu đao, thông qua bàng quang và lên niệu quản giúp bác sĩ tiếp cận gián tiếp với viên sỏi. Bằng cách tận dụng năng lượng từ laser và khí nén giúp phá hủy sỏi. Sau đó thực hiện thao tác bơm rửa lấy sỏi ra bên ngoài.  Mức phí điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngược dòng là 8 – 10 triệu đồng.
Phương pháp tán sỏi ngược dòng mang lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận kích thước trung bình
  • Lấy sỏi thận qua da: Điều trị sỏi thận qua da phù hợp với sỏi có đường kính 10mm – 15mm. Bác sĩ sẽ tạo đường hầm vào thận và tiếp cân sỏi từ bên trong cơ thể. Kết hợp sử dụng laser hoặc khí nén phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Phương phát phát huy hiệu quả với bệnh nhân bị sỏi bể thận, sỏi có kích thước lơn, sỏi san hô, sỏi cứng. Chi phí lấy sỏi thận qua da từ 10 – 12 triệu đồng.
  • Phẫu thuật nội soi để lấy sỏi: Thông qua ống nội soi được đưa qua đường tiết niệu, bác sĩ thao tác tán sỏi hoặc gắp sỏi ra ngoài cơ thể. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, ít gây đau đớn cho bệnh nhân, sau điều trị không để lại sẹo. Phù hợp điều trị sỏi thận ở vùng bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi thận có kích thước lớn, mật độ chắc. Chi phí mổ sỏi thận bằng phương pháp nội soi dao động từ 5 – 7 triệu VNĐ.
  • Phẫu thuật mổ mở: Mổ mở sỏi thận được áp dụng cho sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lơn, hoạt động thận bị ảnh hưởng trì trệ. Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Chi phí cho một ca mô là 3 – 5 triệu VNĐ.
  • Phẫu thuật bằng Robot: Hiện nay mổ sỏi thận bằng robot chưa được thực hiện phổ biến ở Việt Nam nhưng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức… Phù hợp để mổ sỏi thận có kích thước lớn, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên chi phí mổ sỏi thận bằng robot tương đối cao, trung bình từ 20 – 30 triệu đồng cho một lần mổ.

Địa chỉ mổ sỏi thận tốt nhất

Nhìn chung phương pháp mổ nội soi sỏi thận thường được chỉ định trong các trường hợp sỏi thận có triệu chứng đơn thuần, bệnh chưa có tiến triển biến chứng. Bệnh nhân trải qua thời gian phẫu thuật nội soi nhẹ nhàng, ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh và không để lại sẹo mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên cân nhắc lựa chọn cơ sở tiến hành phẫu thuật tin cậy để hiệu quả điều trị thành công.

Cần lưu ý rằng, biến chứng nhiễm trùng sau mổ sỏi thận có thể xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh và vô trùng của phòng phẫu thuật. Do đó việc chọn lựa trung tâm khám chữa bệnh và bệnh viện chuyên khoa phải đảm bảo những điều kiện tốt về vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ giỏi. Bệnh nhân tại khu vực phía Bắc và phía Nam có thể tham khảo những bệnh viện mổ sỏi thận chuyên môn cao sau:

Địa chỉ mổ sỏi thận uy tín tại Hà Nội

  • Bệnh viện Việt Đức [Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội].
  • Bệnh viện Bạch Mai [Số 78 Đường Giải phóng, Đống Đa, Hà Nội].
  • Bệnh viên E [89 Trần Cung, Cầy Giấy, Hà Nội].
  • Bênh viên Bưu Điện [228 Lê Trọng Tấn, Hoàng Mai, Hà Nội].
  • Bệnh viện 108 [Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội].

Địa chỉ mổ sỏi thận uy tín tại TPHCM

  • Bệnh viện Y Dược TP.HCM [ Khoa nội 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM].
  • Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM [Khoa nội thận 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM].
  • Bệnh viện Nhân Dân 115 Tp.HCM [Khoa thận niệu 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM].
  • Bệnh viện Bình Dân [Khoa thận niệu 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Hồ Chí Minh]
  • Bệnh viện Gia Định [Khoa thận niệu 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh]

Hướng dẫn chăm sóc sau mổ sỏi thận 

Sau khi mổ sỏi thận, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc cũng như một số bổ sung cần thiết tại nhà. Đối với mổ nội soi, người bệnh có biểu hiện đau bụng, căng chướng bụng trong 2 – 3 ngày đầu, đối với mổ mở thì cơn đau sau phẫu thuật có thể kéo dài hơn 7 – 10 ngày. Thời gian sau điều trị cho đến khi vết mổ hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân cần hạn chế vận động mạnh nhưng vẫn phải đi lại để tăng tuần hoàn máu đến vết mổ.

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng giúp cơ thể người bệnh nhanh hồi phục sau mổ sỏi thận, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Thời gian đầu sau khi mổ, bệnh nhân nên ăn những đồ ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, sữa, mì,… và hạn chế vận động mạnh. Những lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng được khuyến khích như sau:

Chế độ ăn uống sau mổ sỏi thận

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thanh đạm, ít muối sau khi mổ sỏi thận
  • Người bệnh cần bổ sung khoảng 2,5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày. Lượng nước có thể là canh, nước hoa quả, sữa…
  • Tăng cường rau xanh ngũ cốc nguyên hạt… có tác dụng giúp bổ sung chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn, hạn chế tái hấp thu oxalat ở ruột tránh tạo sỏi.
  • Ưu tiên những loại trái cây có nhiều nước như thanh long, đu đủ, dưa hấu, chúng sẽ giúp nâng nồng độ pH trong nước tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Hạn chế bổ sung quá mức các loại thịt động vật [thịt bò, thịt lợn], nội tạng động vật, gia cầm – Nguyên nhân ;àm tăng nồng độ acid trong nước tiểu, kích thích bài tiết canxi, cystin tạo sỏi thận. 
  • Sau khi mổ sỏi thận người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhạt, lượng muối không vượt quá 2300mg/ngày. 
  • Người bệnh cần phải đảm bảo chế độ ăn uống chứa vừa đủ canxi từ 800mg – 1200mg/ngày.
  • Kiêng giảm lượng vitamin C bổ sung sau mổ sỏi thận, không nên vượt quá 500mg vitamin C mỗi ngày.
  • Người bệnh không sử dụng thực phẩm, thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Giảm ăn đường và protein động vật trong trứng, cá, nội tạng động vật
  • Người bệnh không dùng thịt chế biến sẵn, thực phẩm ngâm chua hay thức ăn nhanh chứa nhiều muối.
  • Người bệnh nên kiêng cần tây, tỏi tây, đậu bắp củ cải, cải xoong, ớt, khoai lang, bí xanh, cà tím, đậu tương, dâu tây, nho đỏ, vỏ cam quýt
  • Một số loại thực phẩm khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng mà người bệnh nên kiêng, như chocolate, ngũ cố nguyên cám, lúa mì, các loại hạt, củ cải đường, trà.

Chế độ sinh hoạt sau mổ sỏi thận

Tuân thủ lịch tái khám sau khi mổ sỏi thận để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra
  • Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng vết mổ không để bị ẩm ướt.
  • Dùng thuốc đúng chỉ định, các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc ngăn ngừa tạo sỏi được kê đơn sau mổ.
  • Vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông đến vùng vết mổ, hỗ trợ cơ thể hồi phục hiệu quả hơn.
  • Người bệnh cần hạn chế các động mạnh, không nên đi lại nhiều sau mổ những ngày đầu. 
  • Khi thể trạng tốt hơn có thể vận động nhẹ nhàng bằng việc đi bộ, tập các thể dục đơn giản.
  • Người bệnh tái khám định kỳ hoặc thông báo với bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu biến chứng nước tiểu chứa nhiều máu, đau bụng kéo dài, sốt, nôn mửa, mệt mỏi, choáng ngất…
  • Người bệnh cần ngủ trước 11h đêm và tránh để tâm lý lo lắng, áp lực sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Với những thông tin được chia sẻ, hi vọng người bệnh đã giải quyết được thắc mắc mổ sỏi thận bao nhiêu tiền. Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng cũng khó tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Nếu như không chăm sóc tốt, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát sỏi sau mổ cao. Do đó trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật.

Chủ Đề