Bạn đến chơi nhà tác giả - tác phẩm

Bạn đến chơi nhà tác giả - tác phẩm

Nguyễn Khuyến (1835-1909)

Vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến:

  • Nguyễn Khuyến (1835-1909), lúc nhỏ tên là Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam.
  • Tên bút danh Nguyễn Khuyến xuất phát từ việc năm 1865, ông trượt thi Hội, nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ "Thắng" có chữ lực nhỏ, chữ "Khuyến" có chữ lực lớn hơn).
  • Đỗ đầu ba kì thi quê hương nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
  • Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.
  • Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào giai đoạn sau ngày cáo quan về sống ở Yên Đổ.
  • Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
  • Ông được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam: chủ yếu viết về bức tranh nông thôn Việt Nam: từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ cuộc sống lam lũ, nghèo khổ đến cuộc sống thuần hậu chất phác của người nông dân...

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết nhân dịp Dương Khuê - người bạn đồng khoa sau bao năm xa cách đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.

Chủ đề

Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Chữ viết

Chữ Nôm

Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (1 câu đầu): Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà
  • Phần 2 (6 câu thơ tiếp theo): Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà
  • Phần 3 (câu cuối): Tình bạn thắm thiết, chân thành

NỘI DUNG [edit]

1. Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà

Câu thơ đầu đã thông báo sự việc bạn đến chơi nhà và có lẽ Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo, tử tế bởi vì:

  • Cách xưng hô "bác" cho thấy đây là một người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý, trân trọng.
  • Người bạn này đã rất lâu rồi Nguyễn Khuyến mới gặp lại "đã bấy lâu nay".
  • Lúc này, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, do đó, sự kiện có bạn cũ vẫn còn nhớ và đến chơi với mình là vô cùng quý, là một niềm vui lớn.

Tiểu kết: Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với cuộc sống, giọng điệu vội vã, chân thành, cởi mở. Câu thơ thể hiện niềm vui bất ngờ, tỏ ý trân trọng quý mến bạn.

2. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

  • Sáu câu thơ tiếp theo nhà thơ có vẻ muốn đùa bằng cách cố tình dựng lên một hoàn cảnh hoàn toàn không có một thứ vật chất gì để đãi khi bạn đến chơi nhà. Lâu ngày bạn mới đến chơi mà:

        - Không có trẻ để sai bảo

        - Không gần chợ để mua sắm

        - Mảnh vườn thôn quê hiện ra có cây, có hoa, có lá, có quả:

             + Không chài được cá vì ao quá sâu, nước lớn

             + Không bắt được gà vì vườn quá rộng lại rào thưa

             + Không có cải vì cải chửa ra cây, không có cà vì cà mới nụ

             + Không có bầu vì bầu vừa rụng rốn, không có mướp vì mướp đương ra hoa.

\( \rightarrow \) Tất cả đều tươi rói sự sống.

        - Không có miếng trầu để tiếp khách.

\( \rightarrow \) Tác giả đã dùng không nói có cho thấy bàn tay lao động, cuộc sống thôn quê bình dị. Đồng thời nói về tình cảm trân trọng, yêu quý của tác giả đối với người bạn của mình.

Tiểu kếtTác giả đã sử dụng lối nói hóm hỉnh, đùa vui nhằm cường điệu cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn của mình. Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích trân trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin ở sự cao cả của tình bạn.

3. Tình bạn thắm thiết, chân thành

Trước việc cố tình đưa ra hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình, nhà thơ đã khẳng định "Bác đến chơi đây, ta với ta!" là đủ, là có cái cần có - tình bạn thắm thiết.

  • Đây là câu cuối trong bài thơ có vai trò quyết định về giá trị của bài thơ, bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn mình.
  • Cụm từ "ta với ta" thể hiện một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ với khách, đó là một tình bạn trong sáng, thanh cao, không vụ lợi.

Tiểu kết: Tình bạn của Nguyễn Khuyến là tình bạn thiêng liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Ngôn ngữ trong sáng, bình dị
  • Giọng thơ hóm hỉnh
  • Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
  • Sử dụng nghệ thuật liệt kê, phép đối để tả cái có để nói cái không


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Bạn đến chơi nhà tác giả - tác phẩm

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế