Bài thuyết trình biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học trẻ 5 tuổi

–>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁPNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔILÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THIỆN

Người thực hiện: Mai Thị ÁiChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thiện

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2017

MỤC LỤCTên đề mục1. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài1.2. Mục đích nghiên cứu1.3. Đối tượng ngiên cứu1.4. Phương pháp nghiên cứu2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lý luận2.2. Thực trạng dạy trẻ làm quen với văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi.2.2.1.Thuận lợi

2.2.2. Khó khăn

2.2.3. Kết quả khảo sát ban đầu.2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đềGiải pháp 1: Nâng cao chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi LQVTPVHở Trường MN Nga Thiện.Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi LQVTPVHtrong hoạt động họcGiải pháp 3: Xây dựng môi trường văn học và chữ viết trong lớpmình phụ trách.Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng LQVTPVH trong hoạt độngkhác và mọi lúc mọi nơi.Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh nâng cao chấtlượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.2.4.1. Hiệu quả trên trẻ.2.4.2. Hiệu quả cho bản thân.2.4.3. Hiệu quả của đồng nghiệp.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.3.1. Kết luận3.2 .Kiến nghị

* Tài liệu tham khảo

Trang1123333

4

44555712131617171818181819

20

2

1. PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài.[Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc từ rất sớm,ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng thathiết của lời hát ru, lớn lên một chút các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ,chuyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh,giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động.Văn học là món ăn tinh thần đối với trẻ thơ, nhất là đối với lứa tuổi mẫu

giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh. Văn

học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật để từ đótrẻ luôn khao khát được khám phá thế giới hiện thực xung quanh, các bé muốnđược hiểu biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lý do tồn tại của cuộc sống vào khốióc nhỏ bé của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ thơ vốn là toàn bộ sựphong phú, phức tạp của nó.]Đúng như vậy, trẻ ở trường mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây,hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trìnhchăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, đều đem lại cho trẻ những điều kỳdiệu, thần tiên. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình,hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh…sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, ócsáng tạo, nhân cách con người. Còn văn học đối với trẻ mầm non thì sao? Thôngqua các tác phẩm văn học trẻ được tiếp nhận các kiến thức của mình một cáchnhẹ nhàng, gần gũi hơn, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộcsống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sángtạo nghệ thuật.Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết,đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói,đi những bước đi đầu tiên, những từ ngữ trau chuốt trong ca dao, chuyện kể làtấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu

trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu mến

bạn bè, và những người thân, biết được việc làm tốt, trẻ biết yêu cái đẹp, phêphán những việc xấu, từ đó sẽ hình thành cho trẻ có được phẩm chất đạo đứctrong sáng.Trong mỗi tác phẩm văn học thì những hình ảnh về thiên nhiên, xã hội,con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độcđáo. Văn học nói về thế giới loài vật, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻnhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ nhưlàng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, Qua tác phẩm văn học,trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình,

tình bạn bè tình yêu thương giữa con người với con người Văn học có thể cần

đề cặp đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy,quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là

1

đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinhthần.Vì thế là giáo viên trực tiếp đứng lớp 4 – 5 tuổi tôi nhận thấy cho trẻ làmquen văn học chính là hình thành ở trẻ nhừng tình cảm đạo đức tốt đẹp, nhữngcảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng qua đó để giáo dục đạo đức cho trẻmẫu giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồng thời tôi đã thực hiện tốt theocuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạocủa nghành và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện và học sinhtích cực. Vì vậy phải xây dựng sao cho những khái niệm đạo đức ban đầu phảiđược chính xác và phản ánh được những đạo đức xã hội, đặc biệt là phản ánhđược tâm hồn của con người Việt Nam chúng ta.Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào đểgiúp trẻ học thật tốt bộ môn văn học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo đểtìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen với tác phẩm vănhọc ở trường mầm non Nga Thiện làm đề tài nghiên cứu cho năm học này.1.2. Mục đích nghiên cứu.Đánh giá thực trạng dạy trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học lớp MGnhỡ 4 – 5 tuổi Thỏ Nâu ở trường Mầm non Nga Thiện.– Nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen vớitác phẩm văn học ở trường mầm non.[- Giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầutham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật [thích nghe đọc thơ, kể chuyện,

đọc thuộc thơ, kể lại chuyện, đóng kịch cho người khác xem].

– Trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảmlành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tựnhiên trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học.– Giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếngmẹ đẻ, làm giàu vốn từ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ giọng điệuphù hợp với đối tượng và hình thành giao tiếp.– Rèn luyện kĩ năng đọc kể diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thứckhác nhau.]1.3. Đối tượng nghiên cứu:Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi Thỏ Nâu và các hoạt động giáo dục giúp trẻ làmquen với tác phẩm văn học được tốt hơn ở Trường Mầm non Nga Thiện – NgaSơn – Thanh Hóa.1.4. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc các tài liệusách báo, tạp chí có liên quan đến vai trò của văn học đối với trẻ 4 – 5 tuổi.

2

Phương pháp điều tra: điều tra khảo sát việc vận dụng môn văn học trongdạy học cho trẻ 4 – 5 tuổi.Phương pháp tổng hợp: sau khi có đầy đủ các luận chứng của đề tài đã thuthập được, tôi tiến hành tổng hợp nội dung và đề xuất một số biện pháp có tínhkhả thi về việc giúp trẻ học tốt môn văn học.Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ việcnghiên cứu đề tài– Phương pháp dùng lời– Phương pháp đọc kể diễn cảm,– Phương pháp giảng giải,– Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

2.1. Cơ sở lí luận:Trẻ 4 – 5 tuổi đã có sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớncủa việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ được mở rộng, có trật tự hơn,mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện nhưng khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểungôn ngữ hoàn cảnh của trẻ đã bắt đầu phát triển.Trẻ 4 – 5 tuổi rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượngcủa các bài thơ, hát ru, chuyện, đồng dao, ca dao dân ca sớm đi vào tâm hồntrẻ thơ, chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngônngữ tốt nhất, hiệu quả nhất.Văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ, không chỉ đối với việc giáo dụctrí tuệ, đạo đức thẩm mỹ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triểnngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goóc ki định nghĩa: Văn học là nghệ thuật ngôntừ đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng nên hình tượng văn học.Như vậy có thể nói: [Văn học là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầmnon, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưuloát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ, không những thế màviệc dạy trẻ lảm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ hình tượng, từ tượngthanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lậptrong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêuquí người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà bố mẹ, anh chị, bạn bè, biếtnhường nhịn em nhỏ. Đấy cũng chính là phương tiện quan trọng để hình thànhvà phát triển nhân cách của trẻ.]2.2. Thực trạng:Trường mầm non Nga Thiện có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng động, cótrình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên trong đó có 93,8% giáo viên đạt trình độđại học. Giáo viên thực sự đã có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phươngpháp, hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đầu tư nhiều hơn đến

3

việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thứcđa dạng và phong phú, hầu hết giáo viên đã ý thức được yêu cầu của ngành giáodục: Trẻ ở lứa tuổi mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt đông vui chơi: Học màchơi, chơi mà học thông qua các tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, gầngũi hơn, tuy nhiên khi dạy trẻ đóng kịch vẫn còn nhiều hạn chế.2.2.1. Thuận lợiĐối với giáo viênĐược sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường về chuyên môn xây dựngđầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và bồi dưỡng nội dung kế hoạchchuyên đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương và thểhiện đồng bộ về chương trình đổi mới cho từng độ tuổi.Đội ngũ giáo viên: 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, có tinhthần đoàn kết nội bộ tốt, luôn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiệnnghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động cao.Đối với học sinhNăm học 2016-2017 tổng số học sinh lớp tôi là 30 cháu, đa số các cháungoan ngoãn, lễ phép, là học sinh vùng nông thôn nên các cháu thuần tuý, biếtvâng lời cô giáo và cha mẹ.2.2.2. Khó khănĐối với giáo viênChưa có nhiều sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bảnsân khấu, chưa tạo ra được tính kịch, lời thoại còn dài dòng khó hiểu rời rạc,giáo viên còn nặng nề trong việc sử dụng lời dẫn làm cho vở kịch kém hấp dẫnvà ít gây hứng thú cho trẻ.Ngoài ra vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cònhạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ hành động, điệu bộ minhhọa còn chưa bộc lộ được cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ. Phương pháp lồng ghéptích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự saymê hào hứng, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học nên giờ học trẻ

ít tập trung chú ý, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu như: Phòng chứcnăng, máy chiếu và công nghệ thông tin nên cũng làm ảnh hưởng đến khả năngtiếp thu của trẻ.Khó khăn đối với học sinh

Đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhận thức chậm, nhút nhát, không tự

tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động.Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc mua sắm đồ dùng học tậpcho trẻ, chưa thực sự quan tâm việc đưa đón trẻ đến trường đúng giờ quy định .Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nhiều thiếu thốn,Phòng học còn thiếu , cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục trẻ.

4

2.2.3. Kết quả của thực trạngNăm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo nhỡ [4-5tuổi] tôi nhận thấy hoạt động làm quen với tác phẩm văn học của trẻ còn hạnchế, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, trẻ tham gia vào hoạt động mang tính kịchbản sân khấu chưa hứng thú.Chính vì vậy, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kếtquả cụ thể, từ đó để xác định cách làm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chotrẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp mình phụ trách.– Từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, qua khảo sát chấtlượng đầu năm tôi thấy kết quả còn thấp cụ thể là:

Đạt

Chưa đạt

STT

Nội dung

Số
trẻ

Sl

%

SL

%

1

Khả năng hứng thú nghe các tác
phẩm văn học

30

10

33.3

20

66,7

2

Khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại

30

11

36,7

19

63,3

3

Khả năng đọc, kể diễn cảm các tác
phẩm văn học.

30

10

33,3

20

66,7

4

Khả năng phát âm chính xác và phát
triển ngôn ngữ mạch lạc

30

10

33,3

20

66,7

5

Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp
với hoàn cảnh khi được nhắc nhở

30

11

36,7

19

63,3

6

Biết cầm sách đúng chiều và giở
từng trang để xem, đọc sách theo

tranh minh họa.

30

10

33,3

20

66,7

Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thực trạng của việc giáo dục trẻ làm quenvới tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi còn rất thấp, tỉ lệ trẻ đạt cao màchủ yếu là chưa đạt. Để công việc giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi làm quenvới tác phẩm văn học đạt hiệu quả tốt hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học làmđề tài nghiên cứu trong năm học này.2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi làm quen vớitác phẩm văn học ở trường mầm non Nga Thiện.Giải pháp 1: Nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân trong quá trìnhtổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học có hiệu quả trước tiên bản thân phải xác định cần nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của bản thân. Vì vậy, tôi đã

5

không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên phương tiện thông tin
đại chúng về kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

có hiệu quả ở trẻ lứa tuổi mầm non và học hỏi qua đồng nghiệp của mình. Đặcbiệt là qua việc thực hiện chuyên đề: Làm quen với văn học và chữ viết, đây làmột chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng, khi thực hiện chuyên đề giáoviên cần nắm vững và nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thườngxuyên, tham gia dự giờ các tiết thơ, chuyện của đồng nghiệp, từ đó đúc rút kinhnghiệm cho bản thân, hơn nữa bản thân tôi còn tự học, tự nghiên cứu qua các tạpsan, tạp chí giáo dục mầm non, qua chương trình BDTX dành cho giáo viên, đểáp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học của mình, tham giacác lớp học chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Từ đó bản thân đã rút đượckinh nghiệm và vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo ở lứa tuổi mình đangchủ nhiệm. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôithường đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung bài dạy đểthu hút trẻ tham gia hoạt một cách tích cực hơn. Tôi nhận thấy rằng hoạt độnglàm quen với tác phẩm văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhậnthức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ, kể chuyện sẽ làm giàuvốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tácphẩm thơ, chuyện của trẻ chỉ có thể phát huy được tác dụng của nó khi giáo viênbiết chuyển tải tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung của tác phẩm thôngqua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ pháthuy được tính tích cực của cá nhân, tự tin, độc lập, hình thành ở trẻ khả năng tưduy- ghi nhớ có chủ định, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạtđộng nghệ thuật sáng tạo. Bản thân thường xuyên nghiên cứu kỹ bài soạn, soạnbài trước khi dạyVí dụ: Với mong muốn họat động làm quen với tác phẩm văn học đạt kếtquả cao hơn, trước tiên tôi phải nghiên cứu kỹ về nội dung bài dạy, đối tượng trẻcó khả năng như thế nào, loại đề tài gì, từ đó đưa ra hình thức tổ chức sao chophù hợp, và có thể thu hút cao nhất sự tập trung chú ý của trẻ tham gia hoạtđộng. Ngoài ra tôi phải xác định được mục đích của bài dạy về: Kiến thức, kỹnăng, thái độ phù hợp đề tài và đối tượng trẻ lớp mình. Đồng thời chuẩn bị đầy

đủ về đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học,

phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, địa điểm, không gian phù hợp hoạt động chotrẻ làm quen với tác phẩm văn học đạt hiệu quả.Với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bàichuyển hoạt động một cách linh hoạt, hơn nữa với mỗi bài dạy phải chuẩn bị hệthống câu hỏi có tnh lôgic để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi luôn lấy trẻ làmtrung tâm cho mọi hoạt động để phát huy trí tưởng tượng, ngững cảm xúc củatrẻ, tính liên hệ thực tiễn phù hợp với từng nội dung bài dạy mà trẻ không bị ápđặt một cách gò bó.

6

Kết luận: Khi vận dụng giải pháp này vào thực tiễn quá trình giảng dạychất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại lớp tôi tăng lên rõ rệt.Giải pháp 2. Nâng cao chất lượng cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với tácphẩm văn học trong hoạt động học.Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là đưa đến cho trẻ một chân trờimới của nghệ thuật văn chương. Với trẻ mầm non văn học nói về thế giới cỏcây hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên vũ trụ…Thông qua đó giúp trẻ nhận biếtcác mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật.Thông qua giao tiếp hàng ngày, qua các bài thơ câu chuyện, các bài ca dao, đồng

dao, các trò chơi dân gian, làm quen với việc đọc viết…sẽ làm vốn từ của trẻ

phát triển, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh … Vậy làm thế nào để giúptrẻ làm quen văn học một cách tốt nhất? Thực hiện vấn đề này tôi đã tổ chứcthực hiện như sau:* Làm quen với văn học thông qua thể loại truyện kể.+ Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú ý củatrẻ. Việc sử dụng rối trong tiết học được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiệncho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống củadân tộc. Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp,

đất …để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể

chuyện theo ý thích. Ví dụ: Từ bìa cứng, xốp làm những con vật ngộ ngĩnh, đadạng màu sắc để thu hút trẻ.Ví dụ: Kể chuyện Chú thỏ thông minh để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩnbị mô hình sân khấu là một khu đầm lầy nhỏ, cỏ, hoa, cây, lá, nhân vật trongtruyện được cách điệu hóa, thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân. Khi tôi dạy, tôidùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay, ngón cái,ngón trỏ, ngón giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện.+ Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ– Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linhhoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch.Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích vềsự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễncủa mình.Trước khi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi phải xác định rõ thể loại truyện, phảithuộc tác phẩm, xác định được giọng đọc, giọng kể rõ ràng, phù hợp với giọngđiệu tính cách của từng nhân vật. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác chuẩn bị khitiến hành kể chuyện cho trẻ nghe: Chuẩn bị tranh ảnh minh họa, đồ dùng trựcquan, hình thức và môi trường kể chuyện, cách gây hứng thú…Và đặc biệt là hệthống câu hỏi đàm thoại. Vì thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của giáo viênsẽ giúp trẻ, tái tạo lại một cách có hệ thống các sự việc diễn ra. Tùy vào đối

7

tượng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn câu hỏi theo mức độ từ thấp đến cao, từdễ đến phức tạp và nâng cao dần theo độ tuổi.+ Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:Thông qua câu chuyện, cô giáo nhằm truyền tải cho trẻ nội dung của câuchuyện, giáo dục trẻ những bài học mà nội dung câu chuyện đã phản ánh. Giúptrẻ hiểu được những từ khó hiểu có trong câu chuyện. Dạy trẻ tập trả lời câu hỏi

theo hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ phát triển ngôn ngữ làm phong

phú vốn từ và mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Dạy trẻ biết cảm thụ cái hay cáiđẹp trong câu chuyệnTôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Chủ đề:Thể giới thực vật, tên bài dạy kể chuyện Nhổ củ cải tôi đã xây dựng đoạnphim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về cácnhân vật trong câu chuyện, và tôi sử dụng khung xoay biến hình để kể chuyện

cho trẻ nghe.

Hình ảnh cô kể chuyện qua khung xoay biến hình câu chuyện Nhổ củ cải

Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ khi trọngtâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục, đồ dùngphù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo hình thức khác nhau.* Làm quen tác phẩm văn học cho trẻ qua các bài thơ.[Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điềucủa cuộc sống được diễn đạt trong thơ một cách giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh,làm nảy sinh trong lòng người đọc những tình cảm thiết tha với cuộc đời, những

8

ước mơ trong sáng về tương lai. Đặc biệt thơ ca góp phần làm giàu nhân cáchtrẻ, góp phần vào giáo dục nghệ thuật, phát triển hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ.]* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài thơ.Đối với trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi khi nhu cầu vể cái đẹp đang phát triển vìvậy việc dạy thơ cho trẻ còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt nó có tác động mạnhmẽ về nhiều mặt đối với trẻ: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ…Vì vậy khi dạy thơca cho trẻ tôi đã chú ý đến những nội dung sau:Trước hết cần phải chọn bài thơ hay phù hợp với chủ đề, với cách cảmnhận, cách nghĩ của từng độ tuổi, rồi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần

điệu, nhịp điệu cho trẻ nghe, nhấn mạnh hình tượng trong các bài thơ nhằm giúp

trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ từng bài thơ.Chuẩn bị đầy đủ về giáo án, đồ dùng trực quan… cũng như việc khai thácnhững hình ảnh đẹp là vô cùng quan trọng vì qua đó sẽ giúp trẻ hoà mình vàothiên nhiên, trẻ dễ cảm nhận được cảm xúc như đến với chính mình.Tiếp tục cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm sống, những qui luật của vạn vậtxung quanh, thông qua các bài thơ, bài vè, ca dao, đồng dao. Trẻ được khám phánhững cái hay cái đẹp, hình tượng và biểu tượng đẹp đẽ trong bài thơ, câu thơ.Cho trẻ xem tranh ảnh phản ánh nội dung bài thơ nhằm làm giàu thêm vốnhiểu biết cho trẻ từ đó trẻ biết hình dung tưởng tượng khi đọc câu thơ mang mộthình ảnh nào đó, dạy trẻ biết trả lời câu hỏi đơn giản theo nội dung bài.Khi đọc một bài thơ, hay kể một câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ giáoviên cần phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ, chuyện, xác địnhđược nhịp đọc, phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật gì? [so sánh, nhâncách hóa..] biết được nội dung bài thơ câu chuyện nhắn gửi điều gì?VD1: Bài thơ Em vẽ. Với nghệ thuật so sánh tác giả đã vẽ lên trước mắtta con gà trống, con mèo lười, thật sống động một con gà mới chỉ nghe thôi chưađược nhìn, được ngắm mà đã cảm nhận được vẻ đẹp rực rữ của con gà.Thông qua việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp giáo viên hiểurõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn. Cuối bài thơ cótác phẩm nào phổ nhạc giáo viên sẽ hát cho trẻ nghe còn chưa được phổ nhạc sẽngâm thơ cho trẻ nghe để trẻ dễ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài thơ đó.Với bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến đây là bài thơ hay, có tác dụng luyệnâm cho trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ nhấn vào các câu, các từ mang hìnhảnh so sánh Trăng hồng như quả chín, Trăng bay như quả bóng, Trăngtròn như mắt cá, biết đọc chậm rãi, biểu lộ sự băn khoăn, tự hỏi ở các câu:Trăng ơi từ đâu đến?Hay từ một sân chơi …

9

Ngoài những điều kiện trên thì khi đọc mẫu cô phải đọc diễn cảm, thể hiệnđiệu bộ bài thơ, tạo được sự hứng thú của bài thơ.Để trẻ tiếp nhận bài thơ một cách nhẹ nhàng thì việc thay đổi hình thứccũng rất quan trọng đó là việc chuyển thể thơ ca thành bài hát quen thuộc: Bàihạt gạo làng ta, bài Quà 8/3 …sẽ giúp trẻ tiếp nhận từ ngôn ngữ thơ ca sangngôn ngữ âm nhạc Đồng thời giáo viên có thể thay đổi bằng hình thức ngâm thơ.Qua các bài thơ cô giáo cần giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp, cái haytrong tiếng nói của dân tộc bằng những vần điệu, nhạc điệu… khêu gợi đượcnhững xúc cảm của trẻ đối với những người đã một nắng hai sương làm nên hạtgạo. Trẻ có thể hình dung ra những cảnh như: Những trưa tháng sáu/ Nướcnhư ai nấu/ chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy Sự cảm nhận ấysẽ để lại tâm hồn đứa trẻ một ấn tượng thật sâu đậm.* Nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ thông qua tròchơi đóng kịch.Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể.Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện, làm sống lạitâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồngthời trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện Khi đóngkịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liêntục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy và khảnăng cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ.Trước hết, để có một vở kịch cho trẻ đóng tôi chuyển thể tác phẩm văn họcsang thành kịch. Tôi đã lựa chọn những tác phẩm văn học có nội dung tư tưởngsáng rõ để chuyển thể thành những kịch bản trò chơi đóng vai ngắn gọn. Nộidung cốt truyện phát triển mạch lạc, nhân vật giàu màu sắc thẩm mỹ và tínhcách, hành động, ngôn ngữ rõ ràng.Để giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm vững cốt truyện theo vai, nhớtên nhân vật, tính cách và hình dung ra dáng điệu, nét mặt, hành động của từngnhân vật thì tôi đã cùng trẻ đọc diễn cảm kịch bản và trò chơi về các nhân vật

trong kịch bản để trẻ đưa ra ý kiến nhận xét của mình. Từ đó giúp trẻ có những

biểu tượng đúng đắn hơn về hình tượng trong tác phẩm văn học hiểu được tínhcách các nhân vật, tư tưởng tác phẩm và xác định được thái độ của mình đối vớicác nhân vật. Trong quá trình trao đổi với trẻ về tác phẩm, tôi đã đưa ra các câuhỏi giúp trẻ hiểu sâu hơn về diễn biến hành động của các nhân vật.Ví dụ: Trong truyện Cáo thỏ và gà trống, tôi làm sân khấu có màn che,rối, trang trí, cảnh, phù hợp với câu chuyệnBên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hóa trang cho trẻ đóng kịchcũng rất cần thiết. Với nhân vật Cáo thỏ và gà trống tôi cho trẻ mặc mặt nạhình con cáo, con thỏ, con gà trống ngôi nhà bằng gỗ bằng băng và áo quần màusắc khác nhau phù hợp với tính cách của từng nhân vật.

10

Sân khấu trẻ đóng kịch câu chuyện Cáo thỏ và gà trốngKhi trao đổi với trẻ về kịch bản, tôi gợi ý trẻ tưởng tượng ra vẻ ngoài củacác nhân vật và phẩm chất, tính cách nhân vật, khung cảnh của hành động vànhanh chóng có những ấn tượng như đã xem kịch, trẻ như nhìn thấy được toànbộ cảnh trong kịch, như thấy mình được diễn.Sau khi được đọc và phân tích nội dung kịch bản cùng cô, trẻ hiểu đượcnội dung kịch bản và nắm rõ tính cách nhân vật thì tôi để trẻ tự nhận vai diễn.Tuy nhiên để trẻ có thể nhận được vai phù hợp hơn với khả năng và tính cáchcủa mình thì tôi luôn giúp trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của tất cả cácvai trong vở kịch. Điều cốt lõi tôi luôn tạo cho trẻ sự thoải mái khi nhận vai vàtrẻ sẽ cảm thấy hứng thú với vai diễn đó. Như vậy trẻ mới thực sự tích cực luyệntập và có nhiều cảm xúc để diễn tốt, diễn sáng tạo hơn.Ví dụ: Đối với những cháu có tính bạo dạn, cá tính thì tôi gợi ý cho cháunhận những vai có tính cách mạnh mẽ như Sói, Cáo, Dê Đen… còn những cháunhút nhát, hiền dịu hơn thì tôi thưòng gợi ý cho cháu nhận những vai phù hợpvới tính cách của cháu như vai Thỏ, Bác Gấu, Dê con, Dê mẹ, Dê Trắng, cô bé

quàng khăn đỏ…

Trong quá trình trẻ học lời thoại, tôi không bắt trẻ học thuộc từng câu, từngchữ giống cô mà tôi luôn khuyến khích trẻ tự sáng tạo. Trẻ có thể thêm, bớt từ,những câu cảm thán, nhấn giọng tùy vào cảm xúc riêng mà trẻ có được trướchoàn cảnh đó miễn sao không làm sai lệch nội dung cơ bản của tác phẩm đồng

11

thời tôi gợi ý hướng dẫn trẻ thể hiện sắc thái tình cảm của các nhân vật qua ngữđiệu giọng nói, nét mặt.Khi trẻ nhập vai, để giúp trẻ tưởng tượng sáng tạo tốt hơn, tôi có thể chotrẻ xem thêm một số tranh minh họa thể hiện nét mặt, dáng vẻ của nhân vật

trong tác phẩm và phân tích nội dung bức tranh đó cho trẻ hiểu.

Trẻ xem câu chuyện Nhổ của cải

Kết luận: Sử dụng các thủ thuật gây hứng thú cho trẻ, thay đổi hình thức trong tổchức hoạt động, nêu gương khích lệ trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được nghe, được đọc,kể, đóng kịch cũng là những yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học.Giải pháp 3. Xây dựng môi trường văn học và chữ viết trong lớp mìnhphụ trách.Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng góc sách truyện có đủ ánh sáng,diện tích và các loại tranh, ảnh, truyện tranh, rối cho trẻ và cô cùng làm , ởnhững thời gian ngoài giờ hoạt động chung, cô giáo gợi ý để trẻ tự lấy truyện

tranh ra kể lại cho nhau nghe.

12

Trẻ tự kể lại truyện theo nhóm

Đối với những loại truyện tranh mới cô giáo tổ chức kể cho từng nhóm trẻnghe vào các thời điểm khác nhau, lúc đầu cô để cho trẻ tự tìm hiểu nội dungcủa các hình ảnh trong truyện tranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để hướng sựchú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của các bức tranh rồi đọc đoạn truyệndưới tranh. Đọc xong truyện lại cho trẻ xem tranh một lần nữa, với những truyệntranh trẻ đã được làm quen nhiều lần cô có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nộidung của từng bức tranh. Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư duy cho trẻbằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh.Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cáchtự giác, nên tôi thường xuyên thay đổi các loại truyện tranh mới phù hợp với chủđề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách theo chủ đề.Kết luận: Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tácphẩm văn học, trẻ hứng thú với sách truyện, tranh ảnh, rốikích thích tư duycủa trẻ hình thành những kĩ năng giúp trẻ học đọc viết sau này.Giải pháp 4. Nâng cao chất lượng làm quen tác phẩm văn học tronghoạt động khác và mọi lúc mọi nơi.Ngoài các giờ hoạt động có chủ định tôi còn cho trẻ làm quen tác phẩm vănhọc ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hàng ngày với bài sắp học, ôn bài cũ, kểchuyện theo tranh* Trong giờ hoạt động tạo hình: VD Khi cho trẻ vẽ tự do theo ý thích ởgóc tạo hình cô có thể cho trẻ đọc bài thơ Em vẽ để giới thiệu và gây hứng thú

cũng như gợi ý đề tài cho trẻ bằng hình ảnh của bài thơ Em vẽ.

13

Hình ảnh tranh minh họa bài thơ Em vẽ*Trong giờ hoạt động âm nhạc; VD Dạy trẻ bài hát Cháu thương chú bộ

đội cuối tiết học cô cho trẻ đọc bài thơ Chú giải phóng quân hay trong ngày

8/3 cô dạy trẻ hát bài Màu hoa cô có thể giới thiệu bài hoặc củng cố bài thơHoa kết trái.* Trong giờ Khám phá khoa học; VD Trong chủ đề Bản thân Cô cho trẻtìm hiểu các bộ phận trên cơ thể bé . Ở phần giáo dục cô có thể cho trẻ nghe bàithơ Bé ơi* Trong giờ đón trẻ.Trong giờ đón trẻ tôi mở các loại băng đĩa về các bài thơ phù hợp với nộidung trong chương trình cho trẻ nghe, hay yêu cầu trẻ đọc, kể lại tác phẩm màcô đã cho trẻ làm quen trong chủ đề.* Trong giờ hoạt động vui chơi.Để tạo hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ đọc bài thơ phù hợp với nội dungchương trình và đàm thoại với trẻ về buổi chơi.Tôi cho trẻ được ra khu vườn cổ tích để được trải nghiệm, quan sát, tìm

hiểu về các nhân vật có trong bài thơ câu chuyện trẻ đã học.

14

Trẻ thăm quan khu vườn cổ tích* Hoạt động ngoài trời.Với hoạt động ngoài trời việc lồng ghép cho trẻ làm quen tác phẩm vănhọc càng gây được hứng thú nhiều hơn cho trẻ thông qua hoạt động quan sát vàthông qua trò chơi.Khi cho trẻ quan sát một đối tượng nào đó tôi cho trẻ đọc một bài thơ vàđi đến nơi quan sát.Ví dụ trong chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ ra vườn rau của bé để thăm

quan vườn rau.

15

Hình ảnh trẻ thăm quan vườn rauKhi tổ chức chơi trò chơi cho trẻ thì các bài đồng dao trong dân gian là tácphẩm văn học dễ lôi cuốn trẻ với các câu từ gần gũi dễ hiểu, ngắn gọn và vuitươi. Vì vậy trò chơi dân gian là trò chơi mà tôi hay tổ chức cho trẻ chơi.Ví dụ: Trò chơi Lộn cầu vồng Dung dăng dung dẻ Nu na nu nốngThả đỉa ba ba*Giờ ăn trưa.Trong giờ ăn trưa để giúp trẻ ăn ngon miệng và cũng là cho trẻ tiếp xúcthêm với tác phẩm văn học tôi đọc cho trẻ nghe các bài thơ, câu chuyện ca dao,đồng dao vui tươi nhộn nhịp nói về các thực phẩm và giáo dục trẻ trong bữa ăn.Ví dụ: Ở chủ đề: Thế giới thực vật tôi đọc bài ca dao: Lúa ngô là côđậu nànhKhi giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch rẽ ăn chín uống sôi tôi đọcbài thơ bé ơi.*Giờ ngủ trưa.Để giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng hơn và có tinh thần thoải mái từ cácbài thơ, bài ca dao được các nghệ sĩ ngâm và ru có nội dung phù hợp với lứatuổi tôi sưu tầm trên mạng trên thông tin đại chúng tôi làm thành đĩa CD và mởnhỏ cho trẻ nghe khi trẻ bắt đầu đi ngủ.*Giờ trả trẻ.Kết thúc một hoạt động trong ngày thì giờ trả trẻ là hoạt động giúp trẻ cóđược một tâm thế thoải mái trước khi ra về vì vậy các tác phẩm văn học là yếutố phù hợp nhất để cung cấp cho trẻ. Ở thời gian này tôi đã sưu tầm các loại đĩa

16

CD về các câu chuyện cổ tích và mở cho trẻ xem. Tùy vào từng chủ đề mà tôilựa chọn nội dung câu chuyện cho phù hợp .

Một hình thức nữa mà tôi thực hiện có hiệu quả là cho trẻ làm quen với tác

phẩm văn học theo các chủ đề gắn liền với việc tổ chức ngày lễ ngày hội như:ngày 8-3, ngày 20-11, ngày 22-12 tôi tổ chức cho các cháu trong lớp liên hoanbiểu diễn văn nghệ. Nó có tác dụng cổ vũ động viên các cháu giỏi đồng thờicũng khuyến khích các cháu yếu nhút nhát tham gia vào các hoạt động nghệthuật. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của trường tôi đăng ký cho các cháugiỏi lên tham gia đọc thơ kể chuyện đồng thời trong buổi biểu diễn tôi cũngđộng viên các cháu nhút nhát lên tham gia nhằm khích lệ trẻ và là niềm tintưởng trước sự chứng kiến của phụ huynh.Kết luận: Nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học không chỉmình giờ hoạt động học – tiết làm quen với tác phẩm văn học mà còn hiệu quảhơn khi được tích hợp lồng ghép vào các môn học khác và hoạt động mọi lúcmọi nơi và các thời điểm trong ngày.Giải pháp 5. Phối hợp với các bậc phụ huynh nâng cao chất lượng chotrẻ làm quen với tác phẩm văn học.Nếu như: Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ thì môi trường giáo dụclại là tiền đề cho sự phát triển nhân cách. Chính vì vậy công tác phối kết hợp vớiphụ huynh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục là vô cùng quan trọng, nó gópphần không nhỏ vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là hoạt động: Chotrẻ làm quen với tác phẩm văn học.Từ khi lọt lòng, mẹ đã đưa trẻ vào giấc ngủ bằng những bài thơ, câu chuyệncổ tích lý thú, đọc thơ và kể chuyện cho trẻ nghe là việc làm của nhiều ngườimẹ. Tận dụng đặc điểm này và để giúp cho phụ huynh nắm được chương trìnhchăm sóc giáo dục trẻ tại lớp học, trên góc trao đổi phụ huynh tôi đã viết các bàithơ câu chuyện trong chủ đề để tuyên truyền với phụ huynh trong giờ đưa, đóntrẻ. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm các loại tranh ảnhcũ, vải vụn, bìa cứng, xốp và các vật liệu phù hợp các chủ đề để phục vụ chohoạt động: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đạt hiệu quả cao hơn.Công tác phối kết hợp phụ huynh với nhà trường là việc làm vô cùng quantrọng mà giáo viên cần nắm bắt được. Ngoài thời gian ở trường thì thời gian ở

nhà của trẻ cũng góp phần tích cực giúp trẻ hiểu và cảm nhận tác phẩm tốt hơn

Thông qua các buổi họp phụ huynh theo định kỳ. Bản thân tôi phối hợpmột cách chặt chẽ và hợp lý với cha mẹ trẻ để họ tham gia tình nguyện vào quátrình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi vớigiáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự cáchoạt động trong ngày; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học làphải học cả đời.Tôi luôn hướng dẫn chi tiết các bài dạy, trao đổi với nhiều hình thức khácnhau như là giới thiệu bài mới, bài cũ đã học để phụ huynh dậy trẻ đạt kết quả

17

cao hơn, ghi lại các nội dung bài thơ, câu chuyện ở góc tuyên truyền, nhác nhởphụ huynh theo dõi về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học. Vào nhữnghoạt động đón trẻ tôi luôn trao đổi về nội dung môn học của trẻ cho phụ huynhhiểu, hướng dẫn phương pháp dạy trẻ khi ở nhà. Động viên phụ huynh muathêm sách truyện, thơ để trẻ tham khảo và học, giúp cho trẻ đạt kết quả cao khilàm quen với văn học.Kết luận: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một việc làm hết sức quantrọng, sau khi phối hợp với phụ huynh tôi thấy các cháu nhanh thuộc thơ hơn,nhớ tên truyện, nội dung truyện hơn, thuộc lời thoại nhân vật hơn và đặc biệt làcái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học đi sâu vào lòng trẻ hơn.2.4. Hiệu quả.Từ khi nghiên cứu, áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm trên cùng với sựcố gắng nỗ lực của bản thân, sự đoàn kết, đồng thuận hợp tác của tập thể sưphạm nhà trường, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt đượcmột số kết quả sau:2.4.1. Hiệu quả trên trẻ.– Trẻ thích tham gia vào các hoạt động văn học mà tôi tổ chức. Khả năngtrả lời của trẻ tự tin, lưu loát, rõ ràng hơn, câu nói đủ từ, đủ ý hơn.

Đạt

Chưa đạt

STT

Nội dung

Số
trẻ

Sl

%

SL

%

1

Khả năng hứng thú nghe các tác
phẩm văn học

30

30

100

0

0

2

Khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại

30

30

100

0

0

3

Khả năng đọc, kể diễn cảm các tác
phẩm văn học.

30

30

100

0

0

4

Khả năng phát âm chính xác và phát
triển ngôn ngữ mạch lạc

30

30

100

0

0

5

Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp
với hoàn cảnh khi được nhắc nhở

30

30

100

0

0

6

Biết cầm sách đúng chiều và giởtừng trang để xem, đọc sách theo

tranh minh họa.

30

30

100

0

0

Nhìn vào bảng thống kê kết quả áp dụng các phương pháp, biện pháp vàohoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ta thấy: Sau khi áp dụng cácbiện pháp, phương pháp hữu hiệu để thu hút trẻ vào hoạt động thì kết quả đãtăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy việc vận dụng linh hoạt các phương pháp,hình thức đã thu hút trẻ vào các hoạt động là việc làm cần thiết và nên làm tốt.

18

2.4.2. Hiệu quả của bản thân.Bản thân chịu khó gần gũi, trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi của trẻ,giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.

Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn.

Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tựchuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.2.4.3. Hiệu quả của đồng nghiệp.Thông qua các biện pháp thôi triển khai trên trẻ 4 – 5 tuổi lớp mình, tôicũng đã tham mưu với đồng nghiệp trong việc lựa chọn nội dung các bài thơ,câu chuyện, câu đố, các biện pháp phù hợp để giáo viên có thể áp dụng làmquan với văn học cho trẻ tốt nhất, đem lại hiệu quả trên các nhóm lớp là tươngđối như nhau. Đồng thời thông qua sáng kiến này không những riêng bản thântôi mà còn giúp cho các giáo viên trong trường có thêm những kinh nghiệmhay hơn nữa trong việc cho trẻ làm quen với văn học được tốt hơn.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận.– Muốn cho học trò của mình ngoan và tiếp nhận được hết những kiến thứcmình truyền đạt thì bản thân cô giáo phải có trình độ chuyên môn vững vàng, cókhả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục có tính sáng tạo và tìmra được các hình thức tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút trẻ và phùhợp với lứa tuổi của trẻ, tạo cho giờ học của trẻ thực sự là thoải mái, nhẹ nhànggiống như câu tục ngữ thường nói:Trẻ chơi mà học, trẻ học mà chơi.– Không nên phê bình hoặc trêu chọc trẻ mỗi khi trẻ phát âm chưa chuẩn,câu nói ngọng, nói giớ. Cô phải cung cấp môi trường văn học giàu ngôn ngữ chotrẻ. Cô giáo mầm non thay mẹ dạy trẻ vì vậy điểm cần thiết lớn nhất của cô làphải yêu nghề, mến trẻ, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng cá nhân trẻ để xâydựng kế hoạch và đề ra biện pháp cụ thể giúp trẻ tiếp cận hết kiến thức mà mìnhmuốn truyền đạt, không những thế mà bản thân phải luôn trau dồi học hỏi đúcrút kinh nghiệm để nâng cao kiến thức sư phạm, phải luôn gương mẫu cho trẻnoi theo từ lời nói, cách nói để trẻ học tập. Ngoài ra cần làm tốt công tác tuyêntruyền phối kết hợp với nhà trường và phụ huynh để cùng thực hiện chăm sócgiáo dục trẻ, bồi dưỡng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, để khắc sâu trí nhớ cho trẻ,

giúp trẻ hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt, không những về trí tuệ mà còn hoàn

thiện về đức, thể, mỹ nhân cách cho trẻ.3.2. Kiến nghị.* Đối với phòng GD&ĐT.– Mở các lớp chuyên đề về nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo làm quenvới tác phẩm văn học và các tiết dạy mẫu để bản thân được trực tiếp học hỏithêm kiến thức.

19

– Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, UBND huyện cần quan tâmhơn nữa đến điều kiện, cơ sở vật chất ở trường Mầm non chưa đạt chuẩn nhằmnâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.* Đối với nhà trường.– Quan tâm trang bị cơ sở vật chất phù hợp, đầy đủ phục vụ cho công tácgiáo dục trẻ.– Tổ chức buổi gặp gỡ phụ huynh đầu năm để tư vấn thông tin về giáo dụcTrên đây là những kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình tôi giảngdạy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Những kinh nghiệm trên của tôi không tránhkhỏi phần thiếu sót và hạn chế. Những vấn đề đó nếu được cấp trên, các đồngchí, đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng, tôi sẽ khắc phục trong quá trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và cho trẻ làm quen với văn học trong nhữngnăm học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦANga Thiện, Ngày 12 tháng 04 năm 2017THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊTôi xin cam đoan đây là SKKNcủa mình viết, không sao chépnội dung của người khác.

Người thực hiện

Trần Thị Hà

Mai Thị Ái

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phương pháp Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – Nhóm tác giảNguyễn Thị Tuyết Nhung – Phạm Thị Việt – Nhà xuất bản Đại học quốc gia HàNội Xuất bản – Ngày 10/2/2004;2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầmnon theo chủ đề Trẻ 4 – 5 tuổi – Nhóm tác giả: Lê Thu Hương, Phạm Mai Chi,

20

Trần Thị Ngọc Trâm, Bùi Thị Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Hoàng Thị ThuHương, Nguyễn Thị Sinh Thảo, Vũ Yến Khanh, Nguyễn Thị Quyên, Phan ThịNgọc Anh, Phùng Thị Tường, Lý Thu Hiền, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Vũ ThịNgọc Minh, Chu Hồng Nhung, Tạ Thị Ngọc Thạnh – Nhà xuất bản giáo dục ViệtNam;3. Văn học và Phương pháp cho trẻ tiếp xúc với văn học – Nhóm tác giảPhạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức Tiến – Nhà xuất bản giáo dục – tháng9/2002;4. Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và giáo viên mầm non Năm2014 – 2015 – Tác giả Hoàng Đức Minh – Lý Thị Hằng. Hoàng Thị Dinh, Lê MỹDung, Hoàng Công dụng, Nguyễn Thị Thanh Giang, Vũ thị Thu Hằng, Trần ThịThu Hòa, Nguyễn Trung Kiên, Trương Đắc Nguyên, Nguyễn Minh Thảo, CùThị Thủy – . Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam;5. Chương trình giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư17/2009/TT-BGD&ĐT – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam;

6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GVMN chu kỳ II – Nhóm tác giả:

Lê Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Ngọc Châm – Nhà xuất bản Hà Nội;7. Chương trình giáo dục mầm non độ tuổi 4 – 5 tuổi;8.Tài liệu bồi dưỡng hè dành cho cán bộ giáo viên hè 2012 – 2013 – Nhómtác giả: Hà Thị Hải yến, Lê Hữu Tỉnh – Nhà xuất bản Dân tộc.9. Hướng dẫn thực hành quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trongtrường mầm non – Nhóm tác giả: Hoàn Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang,Bùi Thị Kim Tuyến, lương thị bình, Nguyễn Thị Quyên, Bùi Thị Lâm, Hoàng

Thị Thu Hương – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁCCẤP CAO HƠN XẾP LOẠI C TRỞ LÊNHọ tên tác giả: Mai Thị ÁiChức vụ và đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Thiện

21

TT

1

2

3

4

Tên đề tài SKKN
Nâng cao chất lượng cho

trẻ 3 – 4 tuổi làm quen vớimôi trường xung quanh.Một số biện pháp làm thếnào để bộ môn âm nhạcthật sự lôi cuốn và hấp dẫnđối với trẻ 4 – 5 tuổiMột số biện pháp làm thếnào để trẻ được khám phákhoa học thực sự lôi cuốnvà hấp dẫn đến với trẻ 4 5 tuổiMột số biện pháp nângcao chất lượng cho trẻ 4 5 tuổi trong hoạt động âmnhạc tại Trường Mầm non

Nga Thiện

Cấp đánh giá xếpKết quảloại [Phòng,xếp loại

sở]

Năm họcđánh giá

xếp loại

Phòng GD&ĐT
Huyện Nga Sơn

C

2010 – 2011

Phòng GD&ĐT
Huyện Nga Sơn

B

2011 – 2012

Phòng GD&ĐT
Huyện Nga Sơn

B

2012 – 2013

Phòng GD&ĐT
Huyện Nga Sơn

B

2014 – 2015

22

Tải File Word
Nhờ tải bản gốc

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề