Bài tập vế: (quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 4

Câu 4 [trang 99 VBT Ngữ văn 8, tập 1]

Phương pháp giải:

Về khả năng tách vế câu ghép thành câu đơn riêng lẻ, cần chú ý:

- Trong cấu trúc, nếu có những cặp từ tương ứng [như càng ... càng ..., nếu ... thì..., ...] thì việc tách vế câu thành câu riêng là khó khăn vì sự liên kết giữa hai vế sẽ dễ bị phá vỡ.

- Về mặt biểu hiện, độ dài ngắn của câu cần phải thích ứng với nội dung của lời nói, thái độ người nói, với mục đích của lời... Lời nói xây dựng thành một chuỗi câu đơn ngắn, riêng lẻ là cần thiết khi người nói, vì lí do nào đó không đủ sức nói dài dòng, như hồi hộp, xúc động quá chẳng hạn,... Ngược lại, câu tương đối dài lại thích hợp hơn với nội dung tâm tình, thuyết phục, van xin...

Lời giải chi tiết:

a] Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Nếu tách mỗi vế câu này thành một câu đơn thì sẽ phá vỡ mối quan hệ ý nghĩa nêu trên.

 b] Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật [chị Dậu] nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không gợi được cách nói kể lể, van xin thiết tha của nhân vật như cách viết của tác giả.

Loigiaihay.com

Bài tập về câu ghép là bài tập luyện từ và câu lớp 5, giúp các em học sinh ôn tập lại kiến thức về câu ghép, luyện tập các dạng bài xác định câu ghép, đặt câu ghép với các quan hệ từ. Hi vọng tài liệu để học tốt tiếng việt lớp 5 này sẽ giúp các bạn học tốt môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu ghép lớp 5

  • 1. Khái niệm về câu ghép lớp 5
  • 2. Đặc điểm của câu ghép
  • 3. Các dạng bài tập cơ bản về câu ghép
    • Dạng 1: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép
    • Dạng 2: Viết tiếp vế
    • Dạng 3: Xác định cấu trúc ngữ pháp [Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu].
  • 4. Bài tập về câu ghép
  • 5. Đáp án chi tiết câu ghép

1. Khái niệm về câu ghép lớp 5

- “Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai cụm chủ ngữ – vị ngữ [C – V] trở lên và không bao hàm nhau”.

- Chú ý phân biệt câu ghép với câu đơn có chứa cụm chủ – vị được bao hàm trong cụm chủ – vị chính của nó.

- Ví dụ: Tôi mua một con gấu rất đẹp

  • Chủ ngữ: “Tôi”
  • Vị ngữ: “mua một con gấu rất đẹp” – Với “con gấu/rất đẹp” cũng là một cụm chủ – vị được bao hàm trong câu “tôi mua một con gấu rất đẹp”.

→ Vậy, đây là câu đơn chứ không phải câu ghép.

2. Đặc điểm của câu ghép

  • Mỗi vế của một câu ghép là một câu đơn – mỗi câu đơn diễn đạt một nghĩa trọn vẹn.
  • Câu đơn + Câu đơn = Câu ghép.
  • Như vậy, đối với bài tập về câu ghép ta cần quan tâm hai vấn đề chính: Các vế của câu ghép và cách nối [+] các vế câu ghép với nhau.

3. Các dạng bài tập cơ bản về câu ghép

Dạng 1: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép

Ví dụ: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép đó trong đoạn văn sau:

Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương.

Đáp án: Nước rút nhanh,/ hoa cỏ bừng nở,/ chim gọi bầy làm tổ, /ong tìm hoa làm mật/.

Vậy, câu ghép trên có 4 vế.

Dạng 2: Viết tiếp vế

Đề bài

Gợi ý làm bài

1. Mùa hè đã đến,…

Mùa hè đến, bác Mặt trời thức dậy sớm sau lũy tre làng.

2. Mặt trời lặn,…

Mặt trời lặn, bầu trời khoác lên mình chiếc áo màu đen.

3. Nếu trời mưa to,..

Nếu trời mưa to, cánh đồng trước nhà tôi có thể bị ngập.

4. Trong câu chuyện “Lòng Dân”, An là một cậu bé thông minh và hóm hỉnh,…

Trong câu chuyện “Lòng Dân”, An là một cậu bé thông minh và hóm hỉnh, Dì Năm là một phụ nữ anh hùng, kiên cường và dũng cảm.

Dạng 3: Xác định cấu trúc ngữ pháp [Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu].

4. Bài tập về câu ghép

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

[1] Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. [2] Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. [3] Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. [4] Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. [5] Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.

a. Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên.

b. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được. Sau đó cho biết, các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

Câu 2. Em hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu ghép trong các câu sau:

Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.

Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.

Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.

Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.

Câu 3.

a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép đã tìm được ở câu 2.

b. Hãy cho biết các vế trong các câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào. Theo em, còn có cách nào khác để nối các vế câu ghép nữa không? Nếu có thì đó là cách gì.

Câu 4. Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo các câu ghép hoàn chỉnh

a. Mỗi khi trời đổ mưa to …………………………..

b. ………………………….. thì em sẽ đạt kết quả cao.

c. ………………………….. nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.

d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp …………………………..

Câu 5. Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong các câu ghép sau đây:

a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài … chúng em thì chăm chú lắng nghe.

b. Trời mưa to như trút nước … các con sông đều đầy ăm ắp.

c. … trời có nắng to … nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.

d. ... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh … em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.

e. … mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh … bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.

Câu 6. Em hãy viết các câu ghép có:

a. Ba vế câu.

b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.

c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

Câu 7. Phân tích cấu tạo các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép.

a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.

b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.

c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.

d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.

e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.

f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.

g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.

h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ.

i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.

j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ.

k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.

l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.

m. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.

n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.

o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

p. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.

q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn.

r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.

s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.

t. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng.

u. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.

v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.

w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.

x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.

y. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.

z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.

Câu 8. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu ... thì ...
....................................................................................................

2. Mặc dù ... nhưng ...
....................................................................................................

3. Vì ... nên ...
...................................................................................................

4. Hễ ... thì ...
...................................................................................................

5. Không những ... mà ...
...................................................................................................

6. Nhờ ... mà ...
....................................................................................................

7. Tuy ... nhưng ...
....................................................................................................

Câu 9. Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

Đây là dạng trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.

Câu 10. Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

a] Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b] Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.

c] Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.

d] Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.

5. Đáp án chi tiết câu ghép

Câu 1.

a.

Câu ghép: câu [1], [4].

b.

[1] Đèn Am/ vừa bật lên //, một cảnh đẹp kỳ dị/ đã phơi ngay trước mắt tôi.

Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.

[4] Thuyền trôi/ từ từ // nên ánh đèn/ cứ thay đổi chỗ mãi.

Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”.

Câu 2.

Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.

Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.

Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.

Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.

Câu 3.

a.

  • Cây đa già/ run rẩy cành lá //, nó/ đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
  • Cây đa già/ run rẩy cành lá trong làn gió mới //, nó/ đang vẫy tay chào ngày mới đó.

b.

  • Cả hai câu ghép, đều nối các vế câu với nhau bằng dấu phẩy.
  • Ngoài cách dùng dấu phẩy, chúng ta còn có thể nối các vế của câu ghép với nhau bằng cách khác. Như dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, dấu chấm phẩy.

Câu 4.

Gợi ý:

a. Mỗi khi trời đổ mưa to thì em lại thích thú lắng nghe tiếng giọt mưa rơi tí tách trên vòm lá.

b. Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt kết quả cao.

c. Dù đêm đã rất khuya rồi nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.

d. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp, em liền chạy ra sân thu áo quần khô vào và gấp gọn gàng.

Câu 5.

Gợi ý:

a. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.

b. Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.

c. Vì trời có nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.

d. Dù buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.

e. Trong khi mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.

Câu 6.

Gợi ý:

a. Ba vế câu.

  • Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc.

b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.

  • Đúng 6 giờ sáng, chiếc đồng hồ kêu lên liên tục, em vội thức dậy để sửa soạn đến trường.

c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

  • Chú chó nằm ngủ say sưa vì được cô chủ may cho một chiếc chăn ấm áp.

d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

  • Dù mùa xuân đã đến nhưng thời tiết vẫn còn rất lạnh lẽo.

Câu 7.

a. Nhờ bác lao công/, sân trường/ luôn sạch sẽ. → Câu đơn

b. Vì học giỏi/, tôi/ đã được bố thưởng quà. → Câu đơn

c. Nhờ An/ học giỏi// mà bạn/ được thưởng quà. → Câu ghép

d. Nhờ tôi/ đi học sớm// mà tôi/ tránh được trận mưa rào. → Câu ghép

e. Do không học bài/, tôi/ đã bị điểm kém. → Câu đơn

f. Tại tôi/ mà cả lớp/ đã bị mất điểm thi đua. → Câu đơn

g. Vì nhà nghèo/ mà cậu ấy/ phải bỏ học. → Câu đơn

h. Nhờ tập tành đều đặn/, Dế Mèn/ rất khoẻ. → Câu đơn

i. Vì thành tích của lớp/, các bạn ấy/ đã thi đấu hết mình. → Câu đơn

j. Vì Dế Mèn/ tập tành đều đặn// nên nó/ rất khoẻ. → Câu ghép

k. Vì sự cổ vũ/ của lớp//, các bạn ấy/ thi đấu rất nhiệt tình. → Câu ghép

l. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn ấy/ không hề kiêu căng. → Câu ghép

m. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn/ ít khi đạt điểm cao. → Câu ghép

n. Tuy rét/ nhưng các bạn ấy/ vẫn đi học đều. → Câu đơn

o. Mặc dù/ nhà/ nghèo// nhưng bạn ấy/ vẫn học giỏi. → Câu ghép

p. Lan/ không chỉ học giỏi// mà chị ấy/ còn hay giúp đỡ bạn bè. → Câu ghép

q. Nếu thời tiết/ khắc nghiệt//, bà con quê tôi/ sẽ không còn gì để ăn. → Câu ghép

r. Nếu mưa/, chúng tôi/ sẽ ở lại nhà. → Câu đơn

s. Tôi/ về đến nhà// thì trời/ đổ mưa rào. → Câu ghép

t. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi// để thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép

u. Thầy cô/ rất vui lòng// khi chúng tôi/ phấn đấu học giỏi. → Câu ghép

v. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi//, thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép

w. Anh ấy/ đi học// bằng chiếc xe máy/ màu đỏ. → Câu ghép

x. Vừa đi làm/ mà anh ấy/ đã mua được xe máy. → Câu đơn

y. Chưa sáng rõ/, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu đơn

z. Mặt trời/ chưa lên//, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu ghép

Câu 8. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

Gợi ý:

1. Nếu... thì…

  • Nếu mai trời trở rét thì em sẽ mặc chiếc áo len màu tím mà mình thích nhất.

2. Mặc dù... nhưng…

  • Mặc dù cô giáo khen Hoa trước cả lớp nhưng bạn ấy vẫn không hề kiêu căng.

3. Vì... nên…

  • Vì Tuấn được bố cho đi biển chơi nên em được bơi lội dưới dòng nước mát lạnh.

4. Hễ... thì…

  • Hễ tiếng trống trường vang lên ba hồi thì chúng em biết là đã vào tiết học mới.

5. Không những... mà…

  • Tuấn không những học giỏi mà em còn rất dũng cảm.

6. Nhờ... mà…

  • Nhờ cô Lan chỉ đường mà em tìm được nhà bà ngoại.

7. Tuy... nhưng…

  • Tuy Cúc đã học bài được một tiếng rồi nhưng em vẫn không hề thầy mệt.

Câu 9

*Đáp án:

- Câu 1, 3: Câu ghép

- Câu 2: Câu đơn

- Đã tách CN, VN ở phần đề.

Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo. Mặt ao / sóng sánh, một

CN VN CN VN CN VN

mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.

CN VN

Câu 10

*Đáp án:

- Câu ghép: b] và d]

a] Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận

CN VN

thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b] Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.

CN VN

c] Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.

CN VN

d] Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.

CN VN CN VN

Các dạng bài tập liên quan đến câu ghép

  • Bài tập Luyện từ và câu lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
  • Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Bài tập về câu ghép thực chất không quá phức tạp nếu ta từ từ phân tích, tập tách chúng thành từng vế với nhau. Các dạng bài luyên tập về câu ghép cho các em ôn luyện lại, củng cố cách làm bài về câu ghép, nối các vế câu ghép, củng cố bài tập Luyện từ và câu lớp 5.

Ngoài ra, các bạn có thể luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 hay SGK môn Toán lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • Bộ đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5
  • Bài tập về quan hệ từ
  • Bài tập toán lớp 1 cơ bản và nâng cao

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Video liên quan

Chủ Đề