Bài tập kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Mời bạn đọc cùng Học viện TACA giải bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN phải nộp cuối năm theo các Thông tư, Nghị định mới nhất dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về cách giải quyết các bài toán thuế thu nhập trong mỗi đề thi.

PHẦN 1: BÀI TẬP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TNDN

Công ty Cổ phần Thiên Thanh là doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế thành lập năm 2000. Năm 2017 có các nghiệp vụ phát sinh như sau: [Đơn vị tính triệu đồng]

  1. Tổng doanh thu kế toán ghi nhận trong năm là 26.000 trong đó:

– Bán hàng thiết bị y tế cho công ty An Bình trị giá 1000, lãi trả chậm trả góp là 100, kế toán đã ghi nhận toàn bộ vào Doanh thu trong kỳ.

– Công ty cho khách hàng A thuê 1 thiết bị y tế trong 3 năm theo giá thuê là 800/ năm. Khách hàng A đã thanh toán toàn bộ số tiền thuê cho 3 năm. Kế toán đã hạch toán vào tài khoản 511 số tiền 2.400. 

Tuy nhiên, đến cuối năm mới xác định được chi phí cho thuê của năm đó.

– Cuối năm 2017, công ty bán hàng cho công ty B. Tuy nhiên, do công ty B ở xa nên ngày 2/1/2018 hàng mới được vận chuyển đến kho của công ty B. Ngày 30/12/2017 khi xuất kho hàng bán, kế toán đã xuất hóa đơn và hạch toán doanh thu ngày 30/12/2017 là 600.

  1. Trong năm, công ty ghi nhận 23.000 chi phí, trong đó có các khoản chi phí như sau:

– Chi tiền đồng phục cho cán bộ công nhân viên số tiền 120 triệu đồng

– Chi khấu hao tài sản cố định là 1 chiếc xe oto 4 chỗ, số tiền là 180 triệu đồng. Chiếc xe này công ty mua của cá nhân nhưng chưa chuyển tên sở hữu sang tên công ty.

– Chi 84 triệu đồng để mua bảo hiểm nhân thọ cho toàn bộ công nhân viên. Khoản chi mua bảo hiểm này được ghi cụ thể trong quy chế Tài chính công ty.

– Chi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nữ số tiền là 100 triệu đồng. Sau khi đào tạo số lao động này cam kết làm việc tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm.

– Công ty vay của ông Nguyễn Văn Nam – Phó phòng kinh doanh số tiền là 5.000, lãi suất 0.3%/ tháng từ ngày 1/5/2017 [lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay là 0.15%/ tháng]

– Cuối năm khi đánh giá lại khoản nợ trả bằng ngoại tệ, lỗ 20 triệu đồng. Kế toán đã ghi nhận qua tài khoản 413 nhưng chưa kết chuyển sang tài khoản chi phí.

– Tài trợ trực tiếp 200 triệu đồng cho 10 em sinh viên nghèo vượt khó của trường Học viện Tài chính.

  1. Ngoài ra, trong năm công ty còn có các khoản lợi ích khác:

– Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn từ ngân hàng BIDV: 25 triệu đồng

– Công ty có một khoản nợ phải trả là 40 triệu đồng. Tuy nhiên, đến 31/12/2017 không xác định được chủ nợ.

– Được đối tác bồi thường 50 triệu đồng do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, công ty phải chi bồi thường cho khách hàng là 65 triệu đồng.

  1. Năm 2016 trên quyết toán thuế TNDN, công ty lỗ 320 triệu đồng. Tuy nhiên, trên BCTC năm 2016, công ty chỉ lỗ 290 triệu đồng.
  2. Công ty trích lập quỹ KHCN 10% theo quy định.

Biết rằng:

– Năm 2017, công ty đang được giảm 50% thuế TNDN

– Số lượng CNV là 20 người

– Công ty chưa tạm nộp thuế TNDN

Yêu cầu:

Xác định số thuế TNDN công ty Thiên Thanh phải nộp trong năm 2017.

Nếu bạn đang trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị cho mục tiêu thi đậu kỳ thi Đại lý thuế tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp kinh nghiệm và phương pháp ôn thi Đại lý thuế hiệu quả nhất của Học viện TACA nhé!

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TNDN

Giả sử các chi phí của doanh nghiệp đều có hóa đơn chứng từ hợp pháp, đủ điều kiện tính vào chi phí được trừ [Trừ điều kiện đề bài cho khác]

– Doanh nghiệp có kỳ tính thuế TNDN theo năm dương lịch, tính thuế theo PP kê khai

– Đơn vị tính: triệu đồng

– Thuế TNDN = [TNTT – Trích lập KHCN] x TS

– TNTT = TNCT – [TN miễn thuế + Lỗ]

– TNCT = DT – CP được trừ + TN khác

  1. Xác định doanh thu để tính TNCT

– Doanh thu theo kế toán: 26.000

Diễn giải

Điều chỉnh tăng

Điều chỉnh giảm

Lãi trả chậm trả góp là khoản TN khác, điều chỉnh giảm DT 100
Cuối năm mới xác định được chi phí nên DT để tính TNCT được phân bổ cho số năm trả tiền trước. Điều chỉnh giảm 1.600
Ngày 2/1/2018 hàng mới đến kho của công ty B nên DT được ghi nhận cho năm 2018 600
Tổng 0 2.300

– Doanh thu để tính TNCT là: 26.000 – 2.300 = 23.700

  1. Xác định chi phí được trừ:

Chi phí kế toán ghi nhận là 23.000

Diễn giải Điều chỉnh tăng Điều chỉnh giảm
Chi tiền đồng phục bị khống chế 5 triệu đồng/ người/ năm. Phần vượt không được tính vào chi phí được trừ: 120 – 20 x 5 = 20 20
Xe oto không mang tên sở hữu của công ty nên chi khấu hao không được trừ 180
Chi mua bảo hiểm được ghi cụ thể trong quy chế Tài chính là chi phí được trừ
Chi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nữ là chi phí được trừ
Vay tiền của cá nhân:
Lãi vay thực tế: 5000 x 0.3% x 8 = 120
Phần lãi vay của cá nhân vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN công bố tại thời điểm vay không được trừ:
120 – 5000 x 0.15% x 150% x 8 = 30
30
Đánh giá lại khoản nợ phải trả cuối năm tài chính lỗ là chi phí được trừ. Kế toán chưa kết chuyển sang chi phí phải điều chỉnh tăng 20
Tài trợ trực tiếp cho 10 em sinh viên nghèo vượt khó của Học viện Tài chính là chi phí được trừ
Tổng 20 230

Tổng chi phí được trừ là: 23.000 + 20 – 230 = 22.790

Diễn giải Thu nhập khác
Lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn 25
Lãi trả chậm trả góp 100
Nợ phải trả không xác định được chủ nợ 40
Đối tác bồi thường 50 triệu, tuy nhiên phải chi bồi thường 65 triệu, điều chỉnh giảm thu nhập khác là 15 triệu -15
Tổng 150

TNCT = 23.700 – 22.790 + 150 = 1060

  1. Xác định thu nhập miễn thuế:

Doanh nghiệp không có thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp được chuyển lỗ 320 triệu trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016 vào năm 2017.

TNTT = 1060 – [0 + 320] = 740

– Trích lập quỹ KHCN: 740 x 10% = 74

– Doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho kỳ tính thuế 2017

Thuế TNDN phát sinh trong năm tính thuế 2017:

[740 – 74] x 20% x 50% = 66.6

– Giả sử ngày 31/3/2018 công ty nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN và nộp tiền thuế TNDN phát sinh

– Doanh nghiệp chưa tạm nộp thuế, vì vậy số thuế TNDN bị tính chậm nộp từ ngày 31/1/2018 đến 31/3/2018 là: 66.6 x 80% – 0 = 53.28

– Số ngày chậm nộp là 60 ngày

– Lãi chậm nộp: 53.28 x 0.03% x 60 = 0.95904 triệu đồng

Kết luận: Kỳ tính thuế 2017 công ty Thiên Thanh phải nộp 66.6 triệu tiền thuế TNDN và 0.95904 triệu đồng lãi chậm nộp.

Xem thêm hàng loạt dạng bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN tại Kho đề thi Đại lý thuế của Học viện TACA.

Nhìn chung, những tình huống và bài tập mẫu không hề khó, bạn đọc có định hướng học và thực hành làm kế toán tổng hợp, xử lý các nghiệp vụ tính thuế, kê khai thuế GTGT, TNDN, TNCN… hãy tham gia ngay với Học viện TACA để được tiếp cận với quy trình đào tạo mới nhất, hiệu quả nhất và thực chiến nhất Việt Nam hiện nay.

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là chủ đề khá khó cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cũng như những người mới đi làm. Bài viết chia sẻ cho người đọc những kiến thức cơ bản, có hệ thống về tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại bao gồm: khái niệm tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, phân biệt thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, đồng thời trình bày cách xác định và hướng dẫn chi tiết hạch toán một số nghiệp vụ có liên quan đến tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Hình 1: Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

1. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là gì?

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản:

  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
  • Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; 
  • Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Hình 2: Khái niệm tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Như vậy, tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập [lỗ tính thuế] tại thời điểm giao dịch.

2. Cách xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 

Theo điều 48 – Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định theo công thức:

Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 

= Chênh lệch tạm thời được khấu trừ + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng x

Thuế suất thuế TNDN hiện hành [%]

Trường hợp tại thời điểm ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã biết trước có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu việc hoàn nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận tài sản thuế được tính theo thuế suất mới.

Cụ thể:

  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán.
  • Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó.
  • Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ tương lai. Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của nó trừ đi phần giá trị của doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai.

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xử lý chênh lệch tạm thời trên quyết toán thuế TNDN khi thu nhập chịu thuế lớn hơn [>] lợi nhuận kế toán

Ví dụ minh họa về việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: 

Doanh nghiệp A ghi nhận một khoản nợ phải trả là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm 200.000.000 đ. Với mục đích tính thuế thu nhập, chi phí bảo hành sản phẩm chỉ được khấu trừ khi doanh nghiệp thanh toán nghĩa vụ bảo hành. Giả sử thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20%.

Giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả này là 200.000.000 đ trừ đi phần giá trị của khoản nợ phải trả 200.000.000 đ sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai. Như vậy, cơ sở tính thuế các khoản nợ phải trả này là không.

Khi thanh toán nợ phải trả theo giá trị ghi sổ, doanh nghiệp A sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai của mình là 200.000.000 đ. Do đó, thuế thu nhập giảm với số tiền là: 

200.000.000 đ x 20% = 40.000.000 đ.

Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 200.000.000 đ và cơ sở tính thuế là 0, do đó chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 200.000.000 đ. 

Như vậy, doanh nghiệp A ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 40.000.000 đ với điều kiện doanh nghiệp A chắc chắn sẽ có được đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế trong tương lai.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 lưu ý về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần nắm rõ

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 

TK 243 “Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”

– Giá trị tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tăng. – Giá trị tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại giảm.
SDCK: Giá trị tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại còn lại cuối kỳ.  

>>> Đọc thêm: Báo cáo quản trị, cách lập và các lưu ý

4. Một số quy định cần được tôn trọng khi hạch toán vào tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Theo điều 48 – Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

Nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, kế toán được ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đối với:

  • Tất cả các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ [ngoại trừ chênh lệch tạm thời phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà không phải là giao dịch hợp nhất kinh doanh; và không có ảnh hưởng đến cả lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế [hoặc lỗ tính thuế] tại thời điểm giao dịch].
  • Giá trị còn được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng chuyển sang năm sau.

Cuối năm, doanh nghiệp phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.

Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế TNDN đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, theo nguyên tắc:

  • Nếu tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
  • Nếu tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch được ghi giảm tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Hình 3: Nguyên tắc ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Kế toán phải hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế [khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán một phần hoặc toàn bộ], khi lỗ tính thuế hoặc ưu đãi thuế đã được sử dụng.

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai, tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước được ghi nhận bổ sung làm giảm chi phí thuế hoãn lại.

Việc bù trừ tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả chỉ thực hiện khi lập Bảng cân đối kế toán, không thực hiện khi ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trên sổ kế toán.

5. Hướng dẫn hạch toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 

 [1] Nếu tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận giá trị tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi: 

Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại

[2] Nếu tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi: 

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Sơ đồ kế toán:

Ví dụ: Đầu năm 20XX, công ty ABC tiến hành mua hai tài sản cố định với các thông tin cụ thể như sau:

  • Tài sản cố định A có nguyên giá 150.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 5 năm; tài sản cố định B có nguyên giá 120.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm. 
  • Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả liên quan đến tài sản cố định A, B và thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20%.

Yêu cầu: Lập Bảng xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận, tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập với thời gian 5 năm và thực hiện hạch toán cho từng năm.

Đáp án:

Bảng xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại từ năm 20XX đến 20XX +4

                                                                                     ĐVT: 1.000.000đ

Chỉ tiêu

Năm tài chính

20XX 201X+1 201X+2 201X+3

201X+4

1. TSCĐ A [NG: 150]
– Chi phí khấu hao [theo kế toán]

[50]

[50]

[50]

– Chi phí khấu hao [theo thuế]

[30]

[30] [30] [30]

[30]

– CL tạm thời được khấu trừ tăng

20

20

20

– CL tạm thời được khấu trừ giảm 

[30]

[30]

2. TSCĐ B [NG: 120]
– Chi phí khấu hao [theo kế toán]

[60]

[60]

– Chi phí khấu hao [theo thuế]

[30]

[30] [30]

[30]

– CL tạm thời được khấu trừ tăng

30

30

– CL tạm thời được khấu trừ giảm

[30]

[30]

3. Tổng CL tạm thời được khấu trừ tăng của TSCĐ A và B

50

50

4. Tổng CL tạm thời được khấu trừ giảm của TSCĐ A và B

[10]

[60]

[30]

5. Tài sản thuế TNHL được ghi nhận

10

10

6. Tài sản thuế TNHL được hoàn nhập

[2]

[12]

[6]

Hạch toán cho từng năm:

Nợ TK 243             : 10.000.000 đ

          Có TK 8212   : 10.000.000 đ

Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 8212             : 10.000.000 đ

          Có TK 911     : 10.000.000 đ

Nợ TK 243             : 10.000.000 đ

          Có TK 8212   : 10.000.000 đ

Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 8212             : 10.000.000 đ

          Có TK 911     : 10.000.000 đ

Nợ TK 8212           : 2.000.000 đ

          Có TK 243 : 2.000.000 đ

Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911             : 2.000.000 đ

          Có TK 8212   : 2.000.000 đ

Nợ TK 8212           : 12.000.000 đ

          Có TK 243 : 12.000.000 đ

Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911             : 12.000.000 đ

          Có TK 8212   : 12.000.000 đ

Nợ TK 8212           : 6.000.000 đ

          Có TK 243 : 6.000.000 đ

Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911             : 6.000.000 đ

          Có TK 8212   : 6.000.000 đ

6. Phân biệt tài sản thuế hoãn lại và thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 

Tài sản thuế thu  nhập hoãn lại

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

Đối tượng ghi nhận

Ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời chịu thuế

Công thức tính

[Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng] x Thuế suất thuế TNDN hiện hành

Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm x Thuế suất thuế TNDN hiện hành

Nguyên tắc ghi nhận

Thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế TNDN đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại

Thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm [hoàn nhập]

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Tài khoản 347 – thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

>>> Tìm hiểu ngay: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả là gì? Cách xác định và hạch toán

MISA AMIS hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được những vấn đề cơ bản liên quan đến kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, từ đó tự tin hơn trong công việc của mình. Nhiệm vụ của kế toán thuế tại các doanh nghiệp là hoàn thiện nghiệp vụ về thuế và đảm bảo doanh nghiệp nộp đầy đủ và đúng thời hạn số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Để làm được điều này, kế toán viên cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận đồng thời có sự am hiểu sâu sắc về các nghiệp vụ thuế. Đối với trường hợp đơn giản như các loại thuế thông thường của các doanh nghiệp Việt Nam hay đối với những loại thuế phức tạp như thuế nhà thầu, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán là rất cần thiết. Hiểu rõ được điều này, phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cập nhật phân hệ thuế, tích hợp thêm những tính năng mới, cần thiết trong thời kỳ công việc kế toán đang dần đi theo xu hướng chuyển đổi số để đảm bảo nghiệp vụ về thuế đủ và đúng, công tác kế toán thuế đạt hiệu quả cao:

  • Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
  • Tự động tổng hợp số liệu 
  • Hỗ trợ kế toán viên nộp tờ khai, nộp thuế điện tử cho cơ quan thuế
  • Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng, tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tác giả: Hoài Thương

 877 

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Video liên quan

Chủ Đề