Bài tập hóa hữu cơ 11 có đáp án

Bài tập trắc nghiệm hóa 11 đầy đủ các chương, các bài, câu hỏi lý thuyết, bài tập hk1, hk2 có đáp án và lời giải chi tiết

Chương 1. Sự điện li

Đây là chương mở đầu của lớp 11 với nội dung chủ yếu là lý thuyết. Trong chương này, học sinh cần nhớ được khái niệm của sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Ngoài ra cần nhận biết được axit, bazo, hidroxit lưỡng tính, muối theo A-rê-ni-út. Áp dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li vào các bài tập phương trình phản ứng và biết các tính pH của dung dịch

Chương 2. Nito – Photpho

Chương này nói về hai nguyên tố đặc trưng của nhóm VA đó là nito và photpho. Để học tốt chương này, chúng ta cần nắm được vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của nito, photpho và một số hợp chất quan trọng của hai nguyên tố này như: amoniac, muối amoni, axit nitric và muối nitrat, axit photphoric và muối photphat, một số phân bón hóa học… Các bài tập của nito cũng rất quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các đề thi đại học

Chương 3. Cacbon - Silic

Chương này nói về hai nguyên tố đặc trưng của nhóm IVA đó là cacbon và silic. Ở chương này, chúng ta cần nhớ vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của cacbon, silic; thành phần, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế một số hợp chất của cacbon và silic: CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, SiO2, H2SiO3, muối silicat. Trong chương 3, chúng ta thường gặp các bài tập của CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, đây là dạng bài tập quan trọng và xuất hiện trong đề thi đại học

Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ

Chương đại cương về hóa học hữu cơ mở ra một trang mới của hóa học, khái quát về các chất hữu cơ. Vì vậy chương này rất quan trọng, học sinh cần nắm vững kiến thức chương này để có cái nhìn tổng quan về hóa học hữu cơ và giúp cho chúng ta dễ dàng phán đoán các tính chất của các phân tử hữu cơ ở các chương sau. Nội dung chính của chương này là phân loại hợp chất hữu cơ, các công thức biểu diễn thành phần phân tử hợp chất hữu cơ và các phương pháp xác định công thức này, một số phản ứng tiêu biểu trong hóa học hữu cơ, thuyết cấu tạo hóa học

Chương 5. Hidrocacbon no

Đây là nội dung quan trọng của chương trình hóa học lớp 11, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, đề kiểm tra. Để học tốt chương này, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về ankan, xicloankan, công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học. Chương này xuất hiện trong đề thi đại học cả ở dạng lí thuyết và bài tập. Các câu hỏi lí thuyết sẽ thường hỏi về đồng phân, các câu hỏi bài tập thường sẽ là bài tập đốt cháy.

Chương 6. Hidrocacbon không no

Đây là một chương khá quan trọng của chương trình hóa học lớp 11, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, đề kiểm tra ở cả 2 dạng là lí thuyết và bài tập. Vì vậy, học sinh cần nắm vững khái niệm, tính chất hóa học, ứng dụng của anken, ankin và ankadien để từ đó viết được đồng phân và làm các bài tập liên quan đến liên kết п.

Chương 7. Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hidrocacbon

Để học tốt chương 7, học sinh cần nhớ khái niệm về hidrocacbon thơm, đặc điểm cấu tạo của hidrocacbon thơm, tính chất hóa học đặc trưng của benzen và dãy đồng đẳng, ứng dụng của một số hidrocacbon thơm tiêu biểu. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ ôn lại kiến thức bằng cách phân biệt được những điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của hidrocacbon thơm với ankan, anken

Chương 8. Dẫn xuất halogen – ancol – phenol

Ở chương 8, chúng ta cần nắm vững khái niệm, đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol và phenol. Phần bài tập tính toán của chương này thì các câu hỏi sẽ xoay quanh về tính chất hóa học và một số ứng dụng quan trọng của ancol và phenol

Chương 9. Andehit – Xeton – Axit cacboxylic

Đây là chương cuối cùng của chương trình hóa học lớp 11 nhưng cũng rất quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học và các đề điểm tra. Ở chương này, học sinh cần nắm vững khái niệm, cách phân loại, gọi tên, tính chất vật lí, tính chất hóa học và phương pháp điều chế của andehit, xeton và axit cacboxylic. Phản ứng tráng bạc, mất màu nước brom là một trong những phản ứng điển hình của các chất nhóm này

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu 100 Bài tập hóa hữu cơ có lời giải chi tiết, chắc chắn qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ rèn luyện giải bài tập Hóa học 11 nhanh và chính xác hơn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.

  • Đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2020 - 2021 Có đáp án
  • 10 đề thi thử cuối học kì 2 môn Hóa lớp 11 - Ban cơ bản Có đáp án

100 Bài tập hóa hữu cơ có lời giải chi tiết vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây được tổng hợp lại 100 bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 và có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

100 Bài tập hóa hữu cơ lớp 11

Chi tiết bài tập hóa hữu cơ lớp 11

Câu 1: Chia 20,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5 làm 3 phần.

Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 đktc.

Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,2M đun nóng

Phần 3: [phần 3 và 2 có khối lượng bằng nhau] tác dụng với NaHCO3 dư thì có 1,344 lít khí bay ra[đktc]. Khối lượng C2H5OH trong phần 1 có giá trị gần nhất với

  1. 0,48
  1. 0,67
  1. 0,55
  1. 0,74

Tỉ lệ khối lượng ancol trong phần 1: cả 3 phần tỉ lệ với số mol axit trong phần 1: cả 3 phần.

Câu 2: X là một peptit mạch hở có 16 mắt xích [được tạo từ các a-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH]. Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?

  1. 42,5
  1. 43,0
  1. 43,5
  1. 44,0

X: CnH2n-14N16O17

%7D%7B12%2C14%20-%20%5Cleft[12%2C5%20-%202%2C04%5Cright]%7D%20%3D%20%20%3E%20n%20%3D%2042v%C3%A0m%20%3D%2042%2C8]

Câu 3: X,Y là 2 peptit mạch hở đều được tạo bởi các amino axit no, 1 nhóm -NH2 [MX MA + MB = 208,4 => không tìm được A, B

\=> GluAaBb [0,03], Glu2AcBd [0,02] [a, b, c, d là các số nguyên dương; a + b + c + d = 5]

a + b = 2 => c + d = 2

\=> GluAB [0,03 mol]; Glu2AB2 [0,02 mol]

0,05MA + 0,07MB = 12,62 - 0,12.22 = 9,98 => MA = 75, MB = 89

\=> %Y = 0,02.475.100: [0,02.475 + 0,03.275] = 53,521

a + b = 3; c + d = 2

\=> GluAB2[0,03 mol]; Glu2AB [0,02 mol]

0,05MA + 0,07MB = 12,62 - 0,12.22 = 9,98 => MA = 75; MB = 89

\=> %Y = 0,02.475.100:[0,02.475+0,03.275] = 53,521

a + b = 3; c + d = 2

\=> GluAB2 [0,03 mol]; Glu2AB [0,02 mol]

0,05MA + 0,08 MB = 12,62 - 0,15.22 = 9,32 => không tìm được MA.MB

Câu 4: Hỗn hợp E chứa ba peptit X, Y, Z [Mx X: pentapeptit; Y là pentapeptit; Z: Val6 [0,048 mol]

Số CtbX, Y = 12,25

\=> X: Gly5 [a mol < 0,004 mol]

Gọi p là số C trong Y

10a + [0,008 - a]. p = 0,098 => 12,25

Y: Gly4Val [0,006] => %Y = 6,4582

Câu 5: Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở, đều được tạo bởi từ glyxin và valin. Đun nóng 37.98 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 40.74 gam muối của glyxin và 16.68 gam muối của valin. Biết rằng tổng số liên kết peptit của ba peptit có trong E là 10 và trong mỗi phân tử peptit có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 5. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất có trong hỗn hợp E là:

  1. 46.4%
  1. 51.2%
  1. 48.8%
  1. 54.5%

Hướng dẫn giải

15 = 4 + 4 + 5

Số mol Na - Gly = 0,42 mol; Na - Val = 0,12 mol => Gly3,5xValx => 012:x.[298,5x+18] = 37,98 => x = 1

Số Ctb = 12; Số chỉ peptit trung bình = 4,5; số mol E = 0,12

\=> X: Gly3Val; Y:Gly3Val [X, Y là 2 đồng phân]; Z: Gly4Val [0,06 mol]

%Z = 0,06.345.100:37,98 = 54,50236

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và 1 este đơn chức, mạch hở cần 2128 ml O2 [đktc] và thu được 2016 ml [đktc] CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch Y [giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa]. Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3, khối lượng Ag tối đa thu được.

Hướng dẫn giải

![\left{ \begin{array}{l} {[C{H_2}]_2}{[CHO]_2}:{a^{}}mol\ {C_2}{H_3}CHO:{b^{}}mol\ {C_x}{H_y}{O_z} \end{array} \right. + {O_2}:0,095 = \left{ \begin{array}{l} C{O_2}:3a + 3b + 0,015x = 0,09\ {H_2}O:2a + 2b + 0,0075y = 0,06 \end{array} \right.][////i0.wp.com/tex.vdoc.vn/?tex=%5Cleft%5C%7B%20%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%7B[C%7BH_2%7D]_2%7D%7B[CHO]_2%7D%3A%7Ba%5E%7B%7D%7Dmol%5C%5C%0A%7BC_2%7D%7BH_3%7DCHO%3A%7Bb%5E%7B%7D%7Dmol%5C%5C%0A%7BC_x%7D%7BH_y%7D%7BO_z%7D%0A%5Cend%7Barray%7D%20%5Cright.%20%2B%20%7BO_2%7D%3A0%2C095%20%3D%20%20%3E%20%5Cleft%5C%7B%20%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0AC%7BO_2%7D%3A3a%20%2B%203b%20%2B%200%2C015x%20%3D%200%2C09%5C%5C%0A%7BH_2%7DO%3A2a%20%2B%202b%20%2B%200%2C0075y%20%3D%200%2C06%0A%5Cend%7Barray%7D%20%5Cright.]

\=> 0,015x = 0,01125y => x = 3, y = 4

\=> Este: HCOOCH=CH2 → HCOONa + CH3CHO

BTNT "O": 2a + b + 2.0,015 + 2.0,095 = 0,09.2 + 0,06 => 2a + b = 0,02 mol

Mặt khác: 2a + 2b = 0,06 - 0,0075y = 0,03

\=> a = 0,005, b = 0,01

nAg = 4a + 2b + 2.0,015 + 2.0,015 = 0,1 mol

mAg = 10,8 gam

Câu tương tự:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 6451,2 ml O2 [đktc] và thu được 551,04 ml CO2 và 3,672 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Y [giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa]. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được là:

  1. 19,44 gam
  1. 22,68 gam
  1. 17,28 gam
  1. 20,52 gam

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:

  1. 0,26
  1. 0,30
  1. 0,33
  1. 0,40

Câu tương tự

1. Đốt cháy hoàn toàn 0,45 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,525 mol O2 tạo ra 1,05 mol H2O. Nếu cho 0,45 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng là?

  1. 0,26
  1. 0,30
  1. 0,33
  1. 0,40

2. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, metyl axetat, axit axetic và 2 hidrocacbon mạch hở vừa đủ 2,9 mol O2 tạo ra 2,22 mol H2O. nếu cho 0,75 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng là?

  1. 0,36
  1. 0,32
  1. 0,30
  1. 0,40

[Mời các bạn Tải File để xem nội dung chi tiết]

  • Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa học lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Dương
  • 1000 câu trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10, 11, 12
  • 190 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 11: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol

----

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: 100 Bài tập hóa hữu cơ có lời giải chi tiết. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đề thi học kì 1 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, thi thpt Quốc gia môn Vật Lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chủ Đề