Bài học về truyền thống yêu nước từ những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Bài học xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, rút kinh nghiệm từ thực tiễn; xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân được Đảng ta và Bác Hồ vận dụng vào khi thành lập, tổ chức và triển khai hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Đảng ta xác định sự thống nhất và sức mạnh của Việt Minh không phải trên hình thức và lý thuyết, mà giá trị và hiệu quả là căn cứ vào hành động, mà cốt yếu và hạt nhân là cứu quốc. Từ đó các tổ chức cứu quốc được thành lập như: Công nhân cứu quốc hội, Nông dân cứu quốc hội, Thanh niên cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội, Quân nhân cứu quốc hội, Văn nhân cứu quốc hội, Giáo viên cứu quốc hội, Phụ lão cứu quốc hội, Học sinh cứu quốc hội, Nhi đồng cứu vong hội. Đảng cũng chủ trương mở rộng tổ chức vào trong các tầng lớp khác có ít nhiều tinh thần yêu nước, căm thù giặc Pháp - Nhật, thành thực cứu nước, cứu dân, muốn giải phóng dân tộc, như cai ký, đốc công, phú nông, địa chủ. Đó có thể là tổ chức Ủng hộ quỹ Việt Minh, hay Phú hào cứu quốc. 

Chúc bạn học tốt !!!

Chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay. Không giống như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo du nhập từ ngoài vào, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết xuất phát từ tình cảm của con người Việt Nam đối với quê hương xứ sở, được củng cố và vun bồi bởi những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống xâm lược; là sản phẩm của lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Khởi nghĩa, cách mạng, kháng chiến hay xây dựng đất nước, thời nào cũng vậy, có hai nhân tố chủ yếu cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định, đó là lãnh đạo tổ chức và sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân mà hạt nhân là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng giải phóng, phát triển.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta. Lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước của cha ông cho thấy lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Trần Quốc Tuấn chỉ ra nguyên nhân căn bản làm nên thắng lợi của quân dân đời Trần thế kỷ XIII trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. Ông dặn vua Trần “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Nguyễn Trãi từng nghe “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” đi tới đúc kết trong Bình Ngô đại cáo: 

“Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ họp bốn phương dân chúng.

Thết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con”. 

Theo Nguyễn Trãi, vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Ông chỉ rõ “chở thuyền là dân. Lật thuyền là dân. Thuyền bị lật mới biết sức dân như nước”. 

Lịch sử lớp 10

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Do biết phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Thu phục được lòng dân, được nhân dân ủng hộ.

- Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự của người lãnh đạo, nổi bật vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

- Ý chí quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập của nhân dân Đại Việt.

Xem tiếp...

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

Xem tiếp...

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV
STTTên cuộc kháng chiến và khởi nghĩaNiên đạiVương triềuNgười lãnh đạoKết quả
1Kháng chiến chống Tống thời Tiền LêNăm 981Tiền LêLê HoànThắng lợi
2Kháng chiến chống Tống thời LýNăm 1077Lý Thường KiệtThắng lợi
33 lần kháng chiến chống Mông – NguyênThế kỉ XIIITrầnVua Trần và các tướng lĩnh nhà TrầnThắng lợi 3 lần
4Chống Minh1407HồHồ Quý LyThất bại
5Khởi nghĩa Lam Sơn1418-1427Lê sơLê LợiThắng lợi

Xem tiếp...

Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Đặc điểm:

+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

- So sánh

+ Kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.

Xem tiếp...

Tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Chi tiết Chuyên mục: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Giặc Mông – Nguyên quá mạnh, vì vậy cần đoàn kết đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Nhà Trần lúc đó được lòng dân.

- Tình đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm của quân dân cả nước.

Xem tiếp...

Page 1 of 2

  • Start
  • Trang trước
  • 1
  • 2
  • Trang sau
  • End

Video liên quan

Chủ Đề