Bài hátchúng ta còn lại bao lâu đàn piano







Vùng Lá Me Bay
Anh Việt Thanh

1. Nhìn lá me [Am] bay nhớ kỷ [Em] niệm hai chúng [Am] mình Ngày đó quen [F] nhau vương chút [G7] tình trên tóc [C] mây ...


Không Bao Giờ Quên Anh
Hoàng Trang

1. Tôi viết lên [Am] đây với tất cả chân [F] thành của lòng tôi trao [C] anh [Am] Ngày nào mới [Dm] quen nhau, vì chung hướng [E7] đời ...



Mộng Ước Đôi Ta
Đài Phương Trang

1. Anh hỏi em [Em] rằng, mai [B7] này chúng mình nếu được thành [Em] đôi Em [B7] ước mơ [Em] gì thật [E7] lòng mong ước hãy nói [Am] đi em ...



Đời Lạ Lắm À nghen
Dế Choắt

[Am] Đời, đời này vui à [Dm] nghen, đời lạ lắm à [Am] nghen Đừng bon [Dm] chen rùm ben coi chừng ăn dép là [Am] đen ...




Dường Như Ta Đã
Mỹ Tâm

[Fm] Mây buồn trôi mãi, [C7] trôi về nơi xa [C#] Mây cũng tiếc nuối tình chúng [Ab] ta những ngày qua ...


Cho Một Lần Chia Ly
Thái Thịnh

1. Chẳng [Cm] lẽ như là hai chúng ta chưa từng quen biết nhau Chẳng [Fm] lẽ bây giờ em với [Bb] anh ngồi nhìn theo nỗi [Eb] đau ...







Chỉ Là Câu Hứa
Đinh Tùng Huy

1. [Eb] Đến nay kết [F] thúc chuyện tình chúng [Gm] mình Mà anh [Cm] nghĩ sẽ yêu dài [F] lâu nhưng giờ mới [Bb] thấu ...






Những Lời Dối Gian
Nhạc Hoa

1.[Dm] Đã đến lúc nói lên câu giã từ đường tình [F] yêu hai lối đi Để rồi [Gm] em xem như hai chúng [C] ta chưa bao giờ [Dm] quen ...


Duyên Trời Lấy 2
Chung Thanh Duy

Có lẽ là nỗi [F] buồn này em nên mang theo [G] hết đi Cứ loanh quanh tâm [Em] trí tôi muốn nổ tung luôn cả tim [Am] này ...





Một Nhà
Da Lab

[C] Khi hai ta về [G] một nhà Khép đôi mi chung [Am] một giường ...


Trên thế giới, người ta vẫn xem nhạc cổ điển là đỉnh cao của âm nhạc, kể cả của văn hoá nhân loại. Nhưng nhạc cổ điển không phải dễ nghe, dễ thưởng thức. Trước hết, nói về thưởng thức, trong âm nhạc không lời [khí nhạc] mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau. Cùng nghe một bản nhạc, người này thả hồn về thuở ấu thơ tung tăng bắt bướm bên sườn đồi, người khác lại nhớ giây phút chia tay với người yêu đầu đời, kẻ khác lại nhớ đến người mẹ đã ra đi… là bởi vì mỗi chúng ta xúc cảm với âm nhạc theo cách riêng.
Chúng ta thán phục những người thao thao bất tuyệt về kiến thức âm nhạc. Chúng ta thấy mình thấp bé khi nghe người khác tuyên bố bản Giao hưởng số 3 của Beethoven thật oai hùng, khúc nhạc Ave Maria của Schubert là thoát tục, sự thăng hoa của tình yêu… Nhưng bạn đừng sợ, đó chỉ là những cảm nhận của ai đó, chỉ có giá trị gợi ý mà không hề định hướng.

Những mức độ nghe

Theo cách nghĩ trước đây, chẳng hạn Hugh M. Miller trong cuốn Introduction to Music, người ta thường phân chia việc thưởng thức âm nhạc thành 4 mức độ:thụ động, cảm giác, cảm xúc và tư duy.

Trong nhiều trường hợp, âm nhạc không đòi hỏi người nghe chú ý. Các bản nhạc trong bữa ăn chỉ giúp ta thêm ngon miệng, có không khí ấm cúng để thù tạc với bạn bè, người thân. Hoặc bạn mở nhạc êm dịu để dễ ngủ hơn… Bạn đang nghe nhạc ở mức độ thụ động.

Ở mức độ cảm giác, bạn không cần phải có chút kiến thức âm nhạc nào. Bạn cảm thấy hay hay, vui vui, buồn, thích thú… vì các âm thanh đẹp đẽ đang trôi nổi, bồng bềnh. Thái độ thưởng thức cảm tính này cũng đem lại chút ít giá trị cho người nghe, nhưng chưa đủ tạo nên sự thưởng thức âm nhạc trọn vẹn.

Ở mức độ cảm xúc, bạn đã đáp trả lại tín hiệu âm nhạc. Âm nhạc đã gợi cho bạn nhiều cảm xúc riêng, tuỳ theo trải nghiệm của bạn. Bạn không nhất thiết phải hùa theo người khác để thốt lên: "Chao ơi, bản Sonate ánh trăng thật tuyệt vời. Nghe cứ như từng giọt ánh trăng rơi trong vườn hoa vào một đêm thu…", nếu thực sự bạn không cảm thấy như thế. Dẫu sao với mức độ này, bạn cũng đã khá hơn là nghe cách lơ đãng, nghe cho có, cho vui.

Ở mức độ tư duy, bạn phải tập trung lắng nghe, hiểu được và phân tích, đánh giá bản nhạc, cũng như ý thức được mình đang có những tâm tình, ý nghĩ gì khi nghe bản nhạc này. Danh hoạ Raphael từng nói: "Hiểu biết tức là bình đẳng". Khi chúng ta hoàn toàn hiểu được một tác phẩm âm nhạc, chúng ta đã nắm bắt được cái "khoảnh khắc chân lý" đã khai sinh ra tác phẩm đó. Bạn đang nằm trong tâm tư của nhà soạn nhạc. Muốn hiểu được một tác phẩm, bạn phải biết lắng nghe.

Khi có ai đó tích cực thâm nhập vào câu chuyện ta đang kể, khích lệ ta, hiểu được điều ta muốn diễn tả, người đó mới thực sự là kẻ biết lắng nghe đúng nghĩa. Với âm nhạc cũng thế. Hơn nữa, bạn còn phải có chút ít vốn kiến thức về âm nhạc như lịch sử âm nhạc, thể loại âm nhạc, nhạc lý… Đọc đến đây, bạn đừng nhăn mặt nhíu mày: "Sao rắc rối thế! Học ở đâu, đọc sách nào?". Không cần phải đến trường lớp nếu bạn không rảnh. Bạn hãy hỏi bạn bè đã biết sơ qua âm nhạc. Và tìm đọc những sách âm nhạc đại cương. Biết những kiến thức sơ đẳng âm nhạc cũng ví như khi hiểu một số luật về bóng đá, bạn xem trận đấu giữa hai đội sẽ thích thú nhiều hơn là không biết chút nào về luật lệ túc cầu, phải không bạn?


Ludwig van Beethoven [17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827] là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Wien, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông có thể được coi là người dọn đường [Wegbereiter] cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng [Anh hùng ca], Giao hưởng số 5 Đô thứ [Định mệnh], Giao hưởng số 6 Fa trưởng [Đồng quê], Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ [Niềm vui], các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonataBi tráng [Pathétique], Ánh trăng [Moonlight], Bình minh [Waldstein], Khúc đam mê [Appasionata]... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân [Spring], Kreutzer... các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor [Hoàng đế], Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont... và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Tình yêu

Cuộc sống riêng tư có một sự kiện gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết đó là vào mùa xuân 1809, khi ông gần ngót 40 tuổi thì đem lòng yêu cô học trò xinh đẹp là nàng Theresa de Brunowick mới 18 tuổi, con gái điền chủ Malfati người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của nàng, Beethoven sáng tác Bản Giao hưởng Số 6 Đồng quê vì ông đã lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của cô gái đó với nghệ thuật là tình yêu. Mùa hè 1810, cô gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của nhạc sĩ. Niềm hy vọng kết hôn tan vỡ..

Những đau đớn thể xác

Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác. Nguyên nhân bệnh tật của ông cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Có một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven mắc bệnh giang maibẩm sinh.

Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Ludwig van Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng. Công bố này dựa vào sự phân tích một mẫu xương sọ của Ludwig van Beethoven bằng X quang. Như vậy có thể nói ngay từ khi ông mới 20 tuổi Ludwig van Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc chì.

Tài liệu lịch sử còn cho biết, ngay từ khoảng 20 tuổi, tính cách của Ludwig van Beethoven đã bắt đầu thay đổi. Cùng thời gian đó, ông cũng thường than phiền về chứng đau bụng không rõ nguyên do của mình.

Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do nhiễm độc chì hay không. Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có cách gì cứu vãn. Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn chính vì vậy ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc được. Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng cực kỳ khó khăn.

Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc Đại học San Jose [Hoa Kỳ] chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của Beethoven. Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul Kaufmann [người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California, Hoa Kỳ].

Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh [2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh nhỏ] được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990.

Qua nghiên cứu hộp sọ [có so sánh DNA với các mẫu tóc của Beethoven], một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ [bệnh Crohn] hoặc được củng cố [hàm lượng chì cao].

Những năm cuối cùng

Đến 1818, Beethoben điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản Giao hưởng Số 8, ông lang thang ngoài phố, dáng điệu trông thảm thương. Gặp một người bạn quen, Beethoven sĩ rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn sổ con rồi nói: "muốn nói chuyện với tôi thì cứ viết lên mặt giấy này!". Cái rủi này dồn dập đến cái không may khác. Trong lúc đó, người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là Charles, nhờ Beethoven nuôi dưỡng. Charles là một đứa trẻ tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, còn trẻ mà lại be bét rượu chè.

Và lúc ấy, Beethoven đã 50 tuổi. Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác. Bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.

Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn. Thỉnh thoảng, nghệ sĩ lại có chuyện bực mình với đứa cháu, lại lo lắng về tiền bạc, trong lúc con bị đau dạ dày. Năm 1826, Beethoven về sống với người em tên là Johann, để hưởng chút khí trời trong lành nhưng qua tháng 11 năm ấy, Beethooven bị gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh sát Wien bắt.

Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien. Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, nghệ sĩ run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn. Beethoven khạc ra từng đống máu. Charles, đứa cháu vô phúc chẳng thiết gọi bác sĩ. Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho cháu tất cả di sản của ông. Bác sĩ tin cho nhạc sĩ biết cái chết gần kề. Beethoven không buồn, trái lại cảm thấy nhẹ người, tuyên bố với bạn bè: "các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!".

Vào lúc 6 giờ tối ngày 20 tháng 3 năm 1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế kỉ 19 trút hơi thở cuối cùng. Đám tang của ông có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều bị đem bán đấu giá. Tất cả đều rơi vào tay hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ mạt.

Hãy thử nghe  Bản Giao hưởng Số 6 Đồng quê ...bạn sẽ thỏa sức tưởng tượng và cảm nhận...Nghe,  nhìn và tưởng tượng...bạn sẽ thấy nhạc cổ điển không quá khó đâu..


Trong những tác phẩm đó thì bản Für Elise hay còn được dịch sang Tiếng Anh là "For Elise" và người Việt Nam vẫn hiểu nó dưới cái tên "Thư tình gửi Elise" là bản nhạc được biết đén nhiều nhất và được ưa thích nhất của các học sinh Piano. Qua tìm hiểu bản nhạc, có một số ý kiến được đưa ra về cái tên Elise bí ẩn, nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa có ý kiến chắc chắn nào về tên bản nhạc. Ngoài ra còn có một số ý kiến được biết rằng trong thời gian đó ông đang phải lòng 1 cô gái tên Therese Malfatti von Rohrenbach zu Dezza, nhưng mối tình đã không có kết quả và bản nhạc Für Elise được hiểu nôm na là Für Therese và sau này được nhiều người hiểu như một bức thư tình ông viết gửi người mình yêu Tác phẩm này được viết khi căn bệnh về thính giác của ông khá trầm trọng. Cảm xúc trong âm nhạc mà ông viết ra dường như đã hiển hiện trong đầu giờ chỉ viêc diễn tả bằng những nốt nhạc mà thôi. Quả là một thiên tài vĩ đại, thứ nhạc mà ông viết ra nó mới thực sự là âm nhạc.


 

Beethoven sáng tác bản Giao hưởng số 5 vào năm 1808 khi ông 37 tuổi khi cuộc sống riêng tư bị rắc rối bởi chứng điếc ngày càng tăng. Bản giao hưởng số 5 mang âm hưởng chủ đạo là ngợi ca tình yêu cuộc sống, cuộc chiến của con người chống lại định mệnh đang gõ cửa. Bản giao hưởng gồm bốn chương [chương 1: Allegro, chương 2: Andante, chương 3: Scherzo. Allegro và chương 4: Allegro], trong đó chương 1 được xem là hay nhất và quen thuộc nhất. Toàn bộ bản giao hưởng sẽ đưa chúng ta qua 4 giai đoạn: sợ hãi, tuyệt vọng, sau cùng, thắng lợi, ngợi ca tình yêu cuộc sống.

Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna – thủ đô nước Áo – kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy. Bên cạnh việc sáng tác, để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc. Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi – Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên, Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng, điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng. Vào một tối sau buổi học, dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta, Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối. Không về nhà, ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định , lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa, và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya, lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp, hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng. Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ, tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo. Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã, xa vắng. Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo, trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm. Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra, suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ÁNH TRĂNG trên dòng Danube… người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ. Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi, những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube – những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo – ở nơi ấy, không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả , không còn những bất công, đau khổ – mà là một thế giới của tình yêu, lòng nhân ái, sự cao thượng – một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ, con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới. Xin nhấn mạnh rằng, bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước. Đọan thứ 1: Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời. Đoạn thứ 2: Chuẩn bị cho người nghe một sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội Đoạn cuối: Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đoạn này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lộn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh. Cậu thân mến! Phần xuất xứ vừa rồi tớ lấy Theo Maiyeuem.net để kể cậu nghe. Cậu hãy lắng dịu lại, thu mình vào tiếng nhạc mà tớ đã đưa vào Bài hát nổi bật trong Blog của tớ rồi cậu nghe tớ nói đây. Beethovenđã yêu Countess Giulietta Guicciardi từ cái nhìn đầu tiên và tình yêu ấy dầu bị từ chối vẫn trở nên đẹp đẽ vô cùng, ông luôn hy vọng dù trong đau buồn và sau này bản nhạc bất hủ ấy Beethoven đã ghi lời đề tặng riêng Giulietta mà thôi. Chương đầu của tác phẩm được viết ở hình thức sonata rút gọn với giai điệu chậm rãi và tha thiết. Một giai điệu mà nhà soạn nhạc Pháp Hector Berlioz gọi là "lamentation" [lời than vãn] được chơi [chủ yếu bằng tay phải] tương phản với phần đệm ostinato nhịp ba. Chương nhạc có sắc thái chủ yếu là pianissimo [PP] hay "rất êm ả] và âm lớn nhất nó có là mezzo-forte [mf] hay "mạnh vừa". Chương nhạc đã gây ấn tượng mạnh mẽ với nhiều thính giả, chẳng hạn như Berlioz đã viết về nó như sau: "là một trong những bài thơ mà ngôn ngữ loài người không biết cách diễn tả". Tác phẩm rất phổ biến ở thời Beethoven tới mức làm nhà soạn nhạc bực tức. Chính tác giả đã viết : "Chắc chắn là tôi đã viết những tác phẩm tốt hơn thế." Chương adagio sostenuto khi được biểu diễn một cách chuẩn xác có thể có một hiệu quả sâu sắc đối với người biểu diễn như Berlioz đã giả thuyết là không thể mô tả được bằng ngôn ngữ một cách thỏa đáng. Chương thứ hai của tác phẩm là phần minuet và trio tương đối truyền thống ; một khoảng khá thanh bình được viết ở giọng Rê giáng trưởng, tương đương với giọng Đô thăng thứ - giọng chủ điệu của toàn tác phẩm. Tám nhịp đầu tiên mang những âm điệu thong thả, nhẹ nhàng dường như để chuẩn bị cho điệu minuet khởi đầu ở điệu tính Át thứ [La giáng thứ], sang đoạn đoạn hai âm nhạc mới định hình theo giọng chủ điệu Rê giáng trưởng, nhịp 5-8. Chương kết được viết ở hình thức sonata, mang tính chất sôi nổi và là chương quan trọng nhất trong toàn bộ tác phẩm. Nó phản ánh một thử nghiệm của Beethoven là đặt chương quan trọng nhất trong một bản sonata ở cuối cùng [điều này cũng được tiến hành trong sonata đi kèm trong tập tác phẩm Opus 27 no. 1 và về sau trong Piano Sonata no.28 giọng La trưởng Opus 101]. Lối viết có nhiều hợp âm rải nhanh và các âm nhấn mạnh mẽ. Việc biểu diễn hiệu quả đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật tốt và cảm xúc mãnh liệt. Người ta biết rằng chính Beethoven khi chơi đã làm vỡ búa và đứt dây đàn và thật dễ dàng hình dung ra chuyện này khi ông chơi chương cuối. Charles Rosen [nghệ sĩ piano và nhà lí luận âm nhạc người Mĩ] đã nhận xét về chương kết này như sau: "Nó là chương khó kiểm soát nhất trong việc diễn tả xúc cảm. Cho đến ngày nay, hai trăm năm đã trôi qua, sự mãnh liệt của nó vẫn gây kinh ngạc." Hiệu quả âm nhạc mạnh mẽ sôi nổi trong chương ba được tạo nên chủ yếu bởi sắc thái thể hiện piano. Việc sử dụng các làn giai điệu mang âm hưởng mạnh dần [sforzando] và một số ít đoạn nhạc mang tính chất cực mạnh [fortissimo] đã tạo ra nhưng cảm giác nồng nhiệt sôi nổi thay vì sắc thái mạnh bao quát trong cả chương nhạc.

Bản giao hưởng số 9, Choral Symphony, ca ngợi lý tưởng về tinh thần huynh đệ nhân loại [human brotherhood] nơi đó, mọi người đều là anh em và phần hợp ca là âm hưởng của tác phẩm Ode of Joy của Schiller. Với nhịp điệu lúc trầm lúc bổng, màu sắc âm thanh của bản nhạc vui nhiều hơn buồn, cường độ lúc nhỏ lúc to [ to nhiều hơn nhỏ ]. Tiếng violong véo von trong trẻo kết hợp hài hòa với âm thanh của các nhạc cụ như kèn, sáo, trống…Bản nhạc được mở đầu bằng những âm thanh nhẹ nhàng rồi bất chợt lớn dần lên một cách dồn dập như thôi thúc chúng ta. Đang ở đoạn cao trào bỗng dưng bản nhạc giảm xuống một cách bất ngờ khiến ta không kịp nắm bắt và khó có thể hiểu được. Có những lúc bản nhạc lên đến lúc cao trào có lúc xuống thoái trào. Màu sắc lúc sáng lúc tối làm cho ta có cảm giác như đang bước vào cuộc chiến, có những lúc âm thanh dịu xuống nghe thật nhỏ và dường như là không nghe thấy tạo cho ta cảm giác buồn như vừa bị thua trận và tổn thất nặng nề nhưng khi bản nhạc đột ngột trở nên lớn dần lên một cách dồn dập ta lại cảm giác như vừa có một tia sáng thổi bừng lên mạnh mẽ như thể trong cuộc chiến kia ta đang giành thắng lợi về mình, cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Bản nhạc kết thúc bằng một âm hưởng nhẹ nhàng tạo cho chúng ta cảm giác thư thái và dễ chịu. Ludwig van Beethoven là một trong các nhà sáng tác âm nhạc lớn nhất trong Lịch Sử, là nhân vật đã gây được ảnh hưởng rất sâu đậm về âm nhạc, đã mở đường cho các nhạc sĩ về sau dùng âm nhạc để tự do diễn tả các cảm xúc nội tâm.

Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã [nay Áo]. Leopold Mozart, một nhạc sĩ vĩ cầm và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Wolfgang không thích chơi những trò chơi trẻ con bình thường, trừ phi có liên quan tới âm nhạc. Nhờ sự chăm lo dạy dỗ của người cha, vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng của Wien, đến năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc năm tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Những bản sonata cho violin được xuất bản khi cậu lên tám. Thật ra có thể nói rằng Mozart đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trước thời gian cậu lên năm và theo đuổi cho đến ngày qua đời, ngót ba mươi năm âm nhạc. Ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong những 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass [nghĩa là Đại Hồ cầm có nét nhạc giống với Hồ cầm, nhưng thấp hơn một quãng tám]. Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon. Khối kèn đồng chỉ có hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone. [Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony]. Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm vào. Những symphony vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn chuyển hành. Chuyển hành thứ nhất, thường được ghi allegro, được trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Chuyển hành này luôn luôn xuất hiện trong bản sônat, đôi khi có một đoạn intro ngắn. Chuyển hành thứ nhì thường là một chuyển hành chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Chuyển hành thứ ba tiêu biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi khi, chuyển hành này bị bỏ đi, để vào chuyển hành tiếp theo. Chuyển hành kết thúc thông thường luôn có mặt trong thể loại sônat, nhưng cũng có thể được viết theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh. Symphony cung Sol thứ được cấu trúc theo cách viết của đa số các symphony cổ điển. Chuyển hành đầu tiên, theo thể loại sonata-allegro, cần thiết có đoạn trình bày, đoạn phát triển và đoạn tái hiện. [sửa]Đoạn trình bày Chủ đề thứ nhất được viết bằng một nhạc tố ba nốt, sử dụng bán cung, chơi bằng đàn viôlông. Nghe câu nhạc Khối đàn dây còn lại làm thành dàn đệm, thành lập ở cung Sol thứ, nhưng sức căng được tạo nên do giai điệu không bao giờ tạo cho người nghe một cảm giác rõ rệt về cung chính. Hai mệnh đề đầu tiên của giai điệu có đáp đề là hai mệnh đề tương tự được lặp lại thấp hơn nửa cung. Toàn bộ tiến trình này được chơi lại và dẫn đến mệnh đề kết để hoàn thành chủ đề thứ nhất. Chủ đề được lặp lại và dẫn thẳng đến đoạn cầu nối giai điệu. Nghe câu nhạc Một đoạn chuyển cung xuất hiện, và chủ đề mới được nghe ở cung Si giáng trưởng. Nghe câu nhạc Chủ đề này được lặp lại bằng kèn gỗ và viôlông, dẫn dắt vào đoạn trình bày. Nghe câu nhạc Chủ đề một được nghe lần nữa, lần này là tiếng kèn clarinet. Sau đoạn đối giữa clarinet và bassoon, chủ đề lần nữa được chơi mạnh mẽ bằng đàn viôlông. Đoạn trình bày chấm dứt với một giai kết trọn. Trong đoạn phát triển mô-típ và chủ đề mở đầu được nghe thấy và sau đó được thay đổi. Có một lúc, mô-típ ba cơ nốt được lặp lại nhiều lần. Kết đoạn sử dụng một chuỗi "chuyển ngược" chơi bằng flute và clarinet trước khi đoạn nhạc nhạc quay về cung chính. Chuyển hành đầu tiên xuất hiện lại ở đoạn tái hiện với chủ đề đầu tiên chơi ở cung chính. Đoạn trình bày cũng được tái hiện, nhưng theo hai các khác nhau khác nhau. Cầu nối hoặc đoạn chuyển cung được mở rộng, và chủ đề thứ nhì, trước đó được nghe ở cung Si giáng trưởng, bây giờ thì ở cung chính - Sol thứ. Hiệu ứng sẽ đưa chủ đề thứ nhì đến một âm thanh bi kịch. Chuyển hành kết thúc với chất liệu giai điệu từ chủ đề đầu tiên. [sửa]Đoạn phát triển Chuyển hành thứ nhì, như chúng ta mong đợi, có tính chất khác với chuyển hành thứ nhất. Nó được ghi là andante, nghĩa là nó sẽ được chơi với một vững vàng, chắc chắn, trôi chảy. Nó mang tính cánh duyên dáng và thanh lịch với một không khí hư ảo và mê hoặc, nhưng vẫn có tiết tấu biến hóa thú vị. Cung Mi giáng trưởng không được mong đợi. Giống với chuyển hành đầu tiên, đoạn này theo thể loại sônat hai chủ đề, nhưng ít phức tạp hơn. Đoạn phát triển xử lý chủ đề đầu tiên với sự diễn cảm và biến cường, và sử dụng chất liệu từ chủ đề thứ nhì để đưa đến đoạn "kết tránh". Đoạn tái hiện ôn lại chất liệu đã được nghe phía trước và kết thúc chuyển hành. [sửa]Đoạn minuet và trio Chuyển hành thứ ba trong thể loại minuet và trio theo bình thường -- minuet-trio-minuet. Đoạn minuet được nghe trong cùng với cung như chủ đề mở đầu của chuyển hành thứ nhất, cung Sol thứ. Đối nghịch với dàn đệm đang theo nhịp ba, giai điệu ở trên, chơi theo nhịp hai kép, tạo nên đảo phách. Nghe câu nhạc Cách phân đoạn cũng khác thường. Thay vì những mệnh đề đối xứng tiêu biểu, chủ đề mở đầu gồm có hai mệnh đề ba ô nhịp, mỗi cái được đi theo bởi một mệnh đề năm ô nhịp. Đoạn tam tấu, ở cung Sol trưởng, trữ tình hơn chủ đề mở đầu. Nghe câu nhạc Dàn nhạc đệm mỏng hơn, và có các đoạn độc tấu bằng flute, violin và french horn. Hai đoạn được lặp lại trước khi quay về với minuet gốc. [sửa]Đoạn tái hiện Chuyển hành kết thúc lại trở về thể loại sônat, chơi khá nhanh [allegro assai] ở cung chính, cung Sol thứ. Chủ đề mở đầu là một hợp âm rải [arpeggio], một hợp âm trong đó các nốt được chơi nối tiếp nhau. Cách này tạo nên một mô-típ, đôi khi được gọi là chủ đề hỏa tiễn, âm thanh được tạo bằng viôlông và đối đáp với toàn dàn nhạc. Cầu nối gồm có một loạt các âm giai nhanh dẫn về cung Fa giáng trưởng. Đoạn trình bày kết thúc bằng chất liệu âm nhạc từ mệnh đề thứ nhì của chủ đề đầu tiên. Đoạn phát triển, cực nhanh và dữ dội, đẩy tới đoạn cuối. Những hợp âm rải hỏa tiễn cung cấp chất liệu thuộc chủ đề trong khi tốc độ nhanh và sự chuyển cung gây nên kích động. Chủ đề hỏa tiễn được nghe một lần nữa ở đoạn tái hiện tiếp nối bằng chủ đề thứ nhì, lần này ở cung Sol thứ thay vì cung Si giáng trưởng, tạo ra một giai "kết tránh". Symphony kết thúc bằng với một coda mạnh mẽ.

Le nozze di Figaro [Đám cưới Figaro], K. 492 Âm nhạc: Wolfgang Amadeus Mozart Libretto: Lorenzo da Ponte dựa theo vở kịch cùng tên của Beaumarchais Công diễn lần đầu: vào ngày 1 tháng 5 năm 1786 tại Burgtheater, Vienna. Nhân vật: Loại giọng Figaro: Baritone Susanna: Soprano Almaviva: Baritone Rosina: Soprano Cherubino: Mezzo-soprano Bartolo: Bass Tóm tắt nội dung Màn 1: Tại một miền quê nằm ở ngoại ô thành phố Seville _ cuối thế kỉ 18. Figaro cùng người vợ sắp cưới là cô hầu gái Susanna đang chuẩn bị phòng cưới [Cinque… dieci… venti]. Căn phòng này nằm ở vị trí rất thuận lợi để 2 người chủ của họ: bá tước Almaviva và bá tước phu nhân Rosina chỉ cần ấn chuông là họ sẽ có mặt ngay tức khắc [Se a caso madama]. Trong khi đang dọn dẹp, Figaro nghe tin từ Susanna rằng bá tước Almaviva đang có mưu đồ tán tỉnh cô [Or bene; alcosta e taci]. Sau khi nghe xong tin này, Figaro thề rằng sẽ chơi ông chủ mình một vố [Se vuol ballare]. Chẳng bao lâu kế hoạch ấy sẽ được thực hiện tại khu nhà của những người đầy tớ và bà quản gia Marcellina. Marcellina rất muốn Figaro cưới mình, nếu như vậy bà ta sẽ xoá đi khoản nợ mà anh ta không thể trả hết. Marcellina tiến vào cùng với Bartolo _ trước đây là người đỡ đầu của Rosina. Bartolo hồi tưởng lại vụ chạy trốn theo Almaviva của bà bá tước [La vendetta, oh la vendetta]. Chàng đầy tớ trẻ tuổi đa tình Cherubino tới ngay sau cuộc cãi vã giữa Marcellina và Susana [Via resti servita, madama brillante], anh ta say sưa mê mẩn mọi phụ nữ [Non so più cosa son, cosa faccio]. Thế rồi ngài bá tước xuất hiện, ông ta đã rất giận dữ khi bắt gặp Cherubino đang tán tỉnh cô con gái của người làm vườn _ Barbarina, ngay lập tức Cherubino trốn đi. Rồi ngài bá tước bỗng nhìn thấy Susanna, ông đuổi theo cô nhưng khi tiếng nhạc của nghệ sĩ Don Basilio cất lên, ông dừng lại [Cosa sento!]. Tuy nhiên, khi nghe Don Basilio nói rằng Cherubino đang phải lòng bà bá tước bước tới và khi thấy Cherubino cũng đang ở trong phòng càng làm ông ta điên hơn. Figaro trở lại phòng cùng anh chàng đang bị ngài bá tước đuổi theo _ Cherubino _ người đã hết lời khen ngợi sự cải cách của ngài bá tước khi ông bãi bỏ quyền lãnh chúa, cái quyền của các quí tộc được ở cùng vợ của những người đầy tớ trong đêm tân hôn đầu tiên của anh ta. Almaviva chuyển nhượng Cherubino cho người của ông ở Sevilla và bỏ Figaro lại trong phòng để an ủi chàng trai trẻ bất hạnh [Non più andrai farfallone amoroso]. Màn 2: Trong phòng mình, bà bá tước than vãn về tình cảm ngày càng lạnh nhạt của chồng [Porgi, amor qualche ristoro]. Được sự khuyến khích của Figaro và Susanna, bà tính sẽ uốn nắn chồng mình [Vieni, cara Susanna]. Họ sẽ cải trang Cherubino thành Susanna và gửi anh tới một buổi hẹn hò bí mật với ngài bá tước. Rồi Cherubino xuất hiện, bị tác động mạnh bởi bà bá tước [Voi, che sapete che cosa è amor], bà bá tước và Susanna bắt tay vào cải trang cho chàng trai để chuẩn bị cho một cuộc hẹn hò nực cười của cậu. Vừa trang điểm Susanna vừa ca ngợi vẻ đẹp trai của Cherubino [Venite, inginocchiatevi]. Khi Susanna ra ngoài để tìm một dải ruybăng cũng là lúc ngài bá tước tới, ông gõ cửa và rất bực tức khi thấy cửa đã bị khoá. Cherubino nhanh chóng trốn vào trong chiếc tủ quần áo. Khi ngài bá tước nghe thấy một tiếng động, bá bá tước đã thú nhận với ông ai ở trong chiếc tủ quần áo đó [Susanna, or via sortite]. Nhưng ngài bá tước có vẻ nghi ngờ khi bà ta nói đó là Susanna. Ông ta yêu cầu sau khi 2 người cùng đi lấy chìa khóa để mở tủ. Trong lúc đó, Susanna đã quan sát được mọi thứ từ sau tấm màn che, cô giúp Cherubino ra ngoài bằng lối cửa sổ rồi nhảy vào thế chỗ của anh ta trong tủ [Aprite, presto, aprite]. Ông bà bá tước trở về, Rosina lo sợ còn Almaviva thì giận dữ vì nghĩ mình bị phản bội [Esci ormai, garzon malnato]. Khi mở được cánh cửa tủ, cả hai ông bà bá tước đều rất ngạc nhiên khi thấy Susanna ở đó. Mọi việc đều ổn thoả cho tới khi người làm vườn _ Antonio xộc vào phòng với chậu cây phong lữ đặt ngoài cửa sổ bị đè bẹp. Figaro lúc đó vừa chạy vào phòng thông báo rằng đám cưới đã được chuẩn bị sẵn sàng, thấy sự việc như vậy giả đò nhận là mình đã nhảy ra từ ngoài cửa sổ và giả rằng bị bong gân mắt cá chân. Lúc đó. Marcellina, Don Basilio và Bartolo ùa vào phòng, họ đòi mở một phiên toà xử Figaro. Ngài bá tước rất thích thú với việc này vì nó cho ông một lí do để hoãn đám cưới lại [Voi signor, che giusto siete]. Màn 3: Trong phòng tiếp kiến, nơi đám cưới sẽ diễn ra, Susanna nhắc bà bá tước lời hứa về cuộc hò hẹn ở trong vườn [Crudel, perchè finora]. Tuy nhiên, ngài bá tước đã nghi ngờ khi ông phát hiện ra âm mưu của Susanna và Figaro, ông ta thề rằng sẽ không để đám cưới xảy ra [Hai già vinta la causa]. Thế rồi một việc đã làm Marcellina bàng hoàng khi bà phát hiện ra Figaro chính là đứa con đã lưu lạc lâu ngày của bà và Bartolo. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Không hiểu sự tình ra sao, Susanna thấy vậy rất tức giận, cho đến khi cô biết sự thật. Trong chốc lát yên bình ấy, bà bá tước kể về quá khứ hạnh phúc của bà [E Susanna non vien… Dove sono] rồi rủ Susanna cùng viết một bức thư để mời ngài bá tước tới khu vườn tối hôm đó [Canzonetta sull’aria]. Một lát sau, trong lễ cưới của Figaro và Susanna, Susanna đã để lại mấy lời nhắn và dùng một chiếc ghim cài tóc gắn vào gửi lại cho ngài bá tước. Ông ta đã nhận được tờ giấy nhưng làm rơi mất chiếc ghim. Figaro đã tìm lại được. Màn 4: Trong khu vườn tràn ngập ánh trăng, sau khi không thể tìm lại được chiếc ghim cài tóc. Barbirana đã kể cho Figaro và Marcellina nghe về buổi hẹn hò giữa Susanna và ngài bá tước. Basilio còn cho rằng thật sáng suốt khi diễn cái trò lố đó. Figaro yêu cầu 2 người đàn bà hãy chấm dứt. Figaro đau khổ vì những dấu hiệu bội bạc của người vợ sắp cưới và quyết tâm đại diện cho những người chồng bị phản bội trả thù [Tutto è disposto...Aprite un po' quegl' occhi] rồi bỏ đi sau những rặng cây. Anh ta không thấy bà bá tước và Susanna. Trong khi đó, họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hẹn. Khi đang ngồi một mình, Figaro tình cờ nghe được Susanna nói về tình yêu của cô dành cho Figaro [Giunse alfin il momento] nhưng anh ta lại nghĩ đó là bà bá tước. Khi đó. Susanna đã kịp tránh đi và thấy được Cherubino đang tán tỉnh bà bá tước, lúc này đang cải trang thành Susanna. Rồi ngài Almavia xuất hiện _ đuổi anh ta đi và đưa vợ mình _ người mà ông nghĩ là Susanna đến một cái cây. Đến lúc này Figaro đã hiểu hết trò đùa này, anh ta tới gần và thể hiện tình yêu với Susanna đang trong hình dạng của bà bá tước [Tutto è tranquillo e placido]. Đúng lúc đó ngài bá tước trở về, nhìn thấy vậy nghĩ rằng Figaro đang tán tỉnh vợ mình. Cảm thấy bị xúc phạm, ông gọi tất cả mọi người tới làm chứng cho sự phán quyết của mình. Nhưng lúc này, bà bá tước thật xuất hiện và kể cho ông ta nghe về trò đùa này. Cuối cùng, sự thật cũng được phơi bày, ngài bá tước xin vợ mình tha thứ. Mọi việc đều được hòa giải và rút cục cái ngày điên rồ ấy cuối cùng đã kết thúc [Gente! Gente! All’armi, all’armi]. Thử xem 01 màn bạn nhé

Đây là March Turkish của Mozart Còn đây là March Turkish của Beethoven ..khác nhau hòan tòan đấy nhé

Frédéric François Chopin [IPA: [fʁedeʁik fʁɑ̃swa ʃɔpɛ̃]; 1810–1849] là một nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan. Johannes Brahms [7 tháng 5 năm 1833 tại Hamburg – 3 tháng 4 năm 1897 tại Wien] là một nhà soạn nhạc, chơi đàn piano và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Các tác phẩm của ông được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn [romanticism]. Trên bầu trời nghệ thuật thế giới nửa sau thế kỷ 19, âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung di sâu sắc của tâm hồn, như một chòm sao rực ráng. Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và “làm giàu” chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại. Hungarian Dance No 5 Brahms Waltz in Ab Major Franz Peter Schubert [31 tháng 1 năm 1797 - 19 tháng 11 năm 1828] là một nhà soạn nhạc người Áo. Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là thứ bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Serenade Ave Maria Thử nghe có lời nhé!

Video liên quan

Chủ Đề