Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

Rất nhiều mẹ bầu có quan niệm rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp con thông minh hơn. Vậy thực tế trứng ngỗng so với trứng gà hay trứng vịt thì có tốt hơn hay không và bà bầu ăn trứng ngỗng có lợi ích gì?

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng với trứng gà, vịt

1 quả trứng ngỗng có thể to gấp 3 lần 1 quả trứng gà, theo đó trọng lượng cũng lớn hơn. Về thành phần dinh dưỡng của cả trứng ngỗng và trứng gà, trứng vịt về cơ bản không có sự khác biệt quá nhiều. Cụ thể trong 100g trứng ngỗng, trứng gà, trứng vịt cung cấp:

Bà bầu ăn trứng ngỗng tốt hơn so với trứng gà không?

Thành phần protein trong trứng ngỗng thấp hơn so với trứng gà. Vitamin A thấp hơn 1 nửa so với trứng gà (vitamin A đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi).

Nhìn chung, so với trứng gà hay trứng vịt thì trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Mặt khác, 1 quả trứng ngỗng lớn gấp 3 lần 1 quả trứng gà, trong trứng ngỗng giàu cholesterol, lipid hơn so với trứng gà nên ăn nhiều trứng ngỗng có thể gây nên các vấn đề tim mạch. Sử dụng nhiều trứng ngỗng có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp.

Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

1 quả trứng ngỗng to gấp 3 lần quả trứng gà bình thường (Ảnh minh họa)

Về cơ bản, dù là trứng gà hay trứng ngỗng nếu ăn quá nhiều thì cũng đều gây dư thừa chất dinh dưỡng. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

Có rất nhiều quan điểm rằng bà bầu ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh hơn, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng thấp hơn so với trứng gà, đặc biệt là hàm lượng vitamin thấp hơn so với trứng gà nên việc bổ sung vitamin qua trứng ngỗng là không đủ.

Và hiện nay, chưa có một chứng minh khoa học nào cho thấy bà bầu ăn trứng ngỗng con thông minh hơn.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì, có tốt không?

Về cơ bản, với thành phần dinh dưỡng thiết yếu, bà bầu vẫn có thể ăn trứng ngỗng trong cả thai kỳ. Và trứng ngỗng cũng có những tác dụng tích cực đối với sức khỏe mẹ bầu:

- Trứng ngỗng tốt cho não bộ thai nhi

Cũng giống như trứng gà, trứng ngỗng cũng có những thành phần dinh dưỡng quan trọng, trong đó có vitamin A, vitamin nhóm B tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

- Ngừa cảm lạnh

Hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu, tránh được những chứng cảm lạnh khi mang thai.

- Giàu amino axit

Trứng ngỗng chứa các axit amin, các vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, E, riboflavin và thiamin cùng các chất khoáng sắt, phốt pho, canxi... bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu.

- Tốt cho hệ tiêu hóa, gan, thận

Theo Đông Y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế các bệnh về thận, viêm gan. Tuy nhiên, trứng ngỗng cho bà bầu lại có quá nhiều lipid nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao thì nên hạn chế ăn, đặc biệt các mẹ bầu nào được chẩn đoán tiền sản giật thì không nên ăn.

Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

Trứng ngỗng cũng có nhiều tác dụng tốt cho mẹ và thai nhi (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?

Trứng ngỗng có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn trứng ngỗng quá nhiều thì lại không tốt bởi trứng có hàm lượng lipid quá cao. Kích thước 1 quả trứng ngỗng thường bằng 3 quả trứng gà vì vậy bà bầu ăn trứng ngỗng chỉ nên ăn tối đa 1 - 2 lần/ tuần, mỗi lần ăn 1 quả.

Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

2 bữa 1 tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng là đủ (Ảnh minh họa)

Bà bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng, thời điểm ăn tốt?

Theo quan điểm truyền thống, bà bầu ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 3 trở đi. Bởi thời điểm tam cá nguyệt thứ 1 mẹ bầu đang bị ốm nghén gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống, ăn trứng ngỗng cảm thấy khó ăn hơn. Trứng ngỗng lại to, khó tiêu nên ăn vào 3 tháng đầu sẽ khiến bà bầu thấy khó tiêu, dễ đầy hơi, chướng bụng.

Cách ăn trứng ngỗng cho bà bầu

Bà bầu ăn trứng ngỗng hay bất cứ loại trứng nào cũng không nên ăn sống. Đặc biệt, trứng ngỗng có chứa nhiều cholesterol gây khó tiêu nên chỉ ăn tối đa 1 - 2 lần/ tuần. Trứng ngỗng cho bà bầu có nhiều cách chế biến, chiên, luộc hoặc làm bánh… Dù là chế biến thành món ăn gì thì phải đảm bảo trứng phải chín hoàn toàn, mẹ không ăn trứng sống, trứng chưa chín kỹ.

Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé. Theo quan niệm dân gian, phụ nữ ăn trứng ngỗng trong giai đoạn thai kì sẽ rất tốt. vậy...

Để biết được bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không thì cần biết được thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng. Theo đó, thành phần dinh dưỡng có trong 100gr trứng ngỗng như sau:

- 13gr protein

- 14,2gr lipid

- 360mcg vitamin A

- 71mg canxi

- 210mg phốt pho

- 3,2mg sắt

- 0,15mg vitamin B1

- 0,3mg vitamin B2

- 0,1mg vitamin PP

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram trứng gà chứa:

- 14,8gr protein

- 11,6gr lipid

- 700mcg vitamin A

- 55mg canxi

- 2,7mg sắt

- 1,29mcg vitamin B12

- 0,15mg vitamin B1

- 560mg phốt pho

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân - Bác sĩ Sản khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, so với trứng gà, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Mặt khác, một thành phần chứa nhiều trong trứng ngỗng đó là cholesterol và lipid, đây là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch. Nếu sử dụng nhiều, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,...

Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

2. Ăn trứng ngỗng có tốt cho bà bầu và thai nhi như lời đồn?

Rất nhiều người xem trứng ngỗng là quý vì hiếm thấy trên thị trường so với các loại trứng khác. Ngoài ra còn có lời đồn mẹ bầu ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh vượt trội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa thấy có một đánh giá hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định mỗi liên quan giữa việc ăn trứng ngỗng trong giai đoạn mang thai sẽ thúc đẩy sự phát triển tốt ở thai nhi, cũng như có tác dụng làm cho trẻ sau khi sinh ra được thông minh hơn.

Quan niệm ăn trứng ngỗng để lựa chọn giới tính thai nhi cũng hoàn toàn không có bằng chứng khoa học nào chứng minh.

Thực tế thì đã ghi nhận nhiều bà bầu bị béo phì do lạm dụng thái quá thực phẩm giàu lipid như trứng ngỗng. Tuy chưa có chứng minh nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn nhiều trứng ngỗng và mắc các bệnh lý về bệnh tim mạch, huyết áp, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim... nhưng trên lý thuyết, việc tiêu thụ quá nhiều cholesterol chính là thủ phạm gây ra những bệnh lý này.

3. Trứng ngỗng mang lại giá trị dinh dưỡng gì cho mẹ bầu

- Tăng cường trí nhớ cho bà bầu

Việc bà bầu ăn trứng ngỗng vào buổi sáng bằng cách luộc hoặc hấp chín sẽ giúp bạn cải thiện được trí nhớ đáng kể sau 5 ngày.

- Ngăn ngừa cảm lạnh

Những ngày thời tiết thất thường, bà bầu dễ bị cảm lạnh và cơ thể không được thoải mái. Chính vì vậy, thai phụ đề phòng cảm lạnh bằng cách ăn trứng ngỗng. Cách này giúp cho mẹ bầu có thêm nhiều năng lượng trong hoạt động hàng ngày và giúp bảo vệ cơ thể tránh xa nguy cơ cảm lạnh.

- Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp bổ máu

Trứng ngỗng giàu sắt. Khi bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ được bổ sung lượng máu cần thiết để phòng ngừa hội chứng thiếu máu.

- Hỗ trợ làm đẹp da cho thai phụ

Cũng tương tự như trứng gà, mẹ bầu có thể tận dụng lòng trắng trứng ngỗng để làm mặt nạ dưỡng da. Trong trứng ngỗng có chứa thành phần albumin giúp cho da tăng độ đàn hồi, hỗ trợ điều trị một số vấn đề kém sắc cho da như là mụn, sạm nám.

Bà bầu nên an trứng ngỗng vào buổi nào năm 2024

4. Bà bầu ăn trứng ngỗng như nào là hợp lý

Trứng ngỗng có chứa nhiều hàm lượng lipid và cholesterol. Vì thế bà bầu không nên ăn quá nhiều. Mẹ bầu chỉ nên ăn 2-3 quả/tuần. Thai phụ nên bổ sung đa dạng các loại chất dinh dưỡng khác để tốt cho hai mẹ con, không chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cố định.

Khi chế biến trứng bằng cách luộc, chiên, hấp, kho... bà bầu nên làm chín rồi mới ăn, không nên ăn trứng kiểu chín lòng đào. Bởi trứng ngỗng chưa chín kỹ khi bà bầu ăn sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào cơ thể không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.