Áp lực bình nguyên là gì

Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Thông khí nhân tạo là việc dùng máy để thay thế hoàn toàn hay một phần hô hấp của bệnh nhân.
  • Nguyên tắc: máy đẩy vào bệnh nhân một dòng khí.
  • TKNT thể tích: dòng khí ngừng khi đã đạt được thể tích lưu thông được ấn định trước.
  • TKNT áp lực: dòng khí ngừng khi đã đạt được áp lực đường thở được ấn định trước.

II. CHỈ ĐỊNH THÔNG KHÍ NHÂN TẠO:

Suy hô hấp cấp, do :

  • Bệnh lý tại phổi: viêm phổi, bệnh phổi kẽ, ARDS, phù phổi cấp huyết động, bệnh phổi tắc nghẽn [đợt cấp COPD, cơn HPQ nặng],...
  • Giảm thông khí phế nang do trung tâm: hôn mê, ngộ độc cấp, rối loạn trung tâm hô hấp
  • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý TK cơ

Tăng thông khí: để giảm áp lực nội sọ, thải CO2, trong ngộ độc rượu.

Giảm gánh nặng hệ tuần hoàn [suy tim, sốc NK]

III. CÁC PHƯƠNG THỨC TKNT QUY ƯỚC

Controlled mandatory ventilation [CMV]: TKNT điều khiển [thể tích]

  • Tần số thở hoàn toàn do máy, không phụ thuộc nhịp thở bệnh nhân
  • Các thông số điều khiển: Vt, tần số, tốc độ dòng thở vào
  • Thì thở vào ngừng khi đạt được Vt đặt trước hoặc khi áp lực đỉnh đường thở > giới hạn áp lực đặt trước
  • BN phải hoàn toàn ngừng thở [an thần, dãn cơ]

Assist-controlled ventilation [A/C]: TKNT hỗ trợ/điều khiển

  • Đặt trước: Vt, tốc độ dòng thở vào, tần số tối thiểu
  • Đặt mức trigger [dòng hoặc áp lực]: khởi động thì thở vào khi có nhịp thở của BN
  • Không cần dùng an thần hay dãn cơ mạnh, BN dễ chịu

Synchronized intermittent mandatory ventilation [SIMV]: TKNT ngắt quãng đồng thì

  • Phương thức điều khiển thể tích, Vt, tốc độ dòng và tần số được đặt trước
  • Nhịp thở của máy có Vt cố định [đặt trước], nếu vào thời điểm bắt đầu nhịp của máy, nếu BN có nhịp tự thở, máy sẽ đẩy đồng thì với nhịp thở của BN
  • Ngoài thời gian các nhịp thở của máy, BN tự thở

Pressure support [PS]: hỗ trợ áp lực

  • Mức hỗ trợ áp lực thở vào được đặt trước
  • BN tự khởi động mỗi nhịp thở ® TS thở phụ thuộc BN
  • Vt và thông khí phút phụ thuộc mức áp lực hỗ trợ, gắng sức thở của BN, sức cản đường thở, compliance của hệ hô hấp
  • BN thở theo máy tốt

Pressure control [PC]: điều khiển áp lực

  • Đặt trước: áp lực thở vào, tần số, tỷ lệ I/E hoặc thời gian thở vào [Ti]
  • Thường chỉ định TKNT điều khiển hoàn toàn ® cần cho BN ngừng thở hoàn toàn [an thần, dãn cơ]
  • Nếu chỉ định TKNT hỗ trợ/điều khiển: tần số thực > tần số đặt ® thay đổi Ti ® Vt ¯
  • Vt thay đổi tuỳ thuộc sức cản đường thở và compliance của phổi

SIMV + PS:

  • Đặt phương thức SIMV
  • Đặt PS cho các nhịp tự thở của BN [ngoài các nhịp điều khiển của SIMV]

IV. CÁC THÔNG SỐ MÁY THỞ.

Thể tích lưu thông Vt

  • Là thể tích khí được đưa vào trong mỗi chu kỳ thở
  • Chỉ định Vt tuỳ theo tình trạng bệnh lý của BN: Phổi bình thường: 10 15 ml/kg. Phổi nhỏ [ARDS], bệnh phổi tắc nghẽn: 5 8 ml/kg

Tần số của máy

  • Là tần số được đặt cho máy đối với người lớn thường cài đặt từ 10 -20 nhịp/phút , trẻ sơ sinh 30 40 nhịp/phút, trẻ lớn 20 30 nhịp/phút.
  • Khi thở điều khiển hoàn toàn, máy chạy hoàn toàn theo tần số đặt trước
  • Khi thở A/C: nhịp thở của BN khởi động máy ® máy chạy theo tần số BN khi BN ngừng thở hay thở chậm hơn máy ® máy chạy theo tần số đặt trước.

Nồng độ oxy trong khí thở vào FiO2

  • Thường đặt 100% khi bắt đầu cho thở máy, sau đó giảm dần tuỳ theo tình trạng BN, cố gắng giảm xuống dưới 60%
  • Duy trì FiO2 để giữ được PaO2 > 60 mmHg, SpO2 > 90%

Tốc độ dòng và dạng dòng thở vào

  • Tốc độ dòng thở vào quyết định thời gian thở vào, cần đặt để có được tỷ lệ I/E mong muốn, thường 40 60 lít/phút
  • Cần tăng tốc độ dòng thở vào trong trường hợp BN có tắc nghẽn đường thở [cơn HPQ nặng, đợt cấp COPD]
  • Dạng dòng: hằng định [sóng vuông], tăng dần, giảm dần LS: hay dùng dạng giảm dần [phân bố khí rong phổi đều hơn]

Trigger

Có 3 cách khởi động thì thở vào của máy :

  • Trigger thời gian: trong CMV
  • Trigger dòng: khi máy nhận thấy dòng cơ bản bị hụt đi [do BN thở vào] - nhạy, giảm được công hô hấp, nhưng làm cản trở dòng thở ra
  • Trigger áp lực: máy nhận ra sự thay đổi áp lực khi BN thở vào - kém nhạy, chậm

Inspiration Pressure, Pressure Support .

  • IP: áp lực đẩy vào của máy, chỉ định trong TKNT điều khiển áp lực
  • PS: áp lực hỗ trợ của TKNT hỗ trợ áp lực

Áp lực dương cuối thì thở ra PEEP.

  • Làm mở các phế nang, cải thiện tình trạng trao đổi khí [ARDS], phòng chống xẹp phổi, chống hiện tượng xẹp lòng phế quản
  • Giảm công hô hấp trong TKNT cho BN đợt cấp COPD [chống lại tác dụng của auto-PEEP]

V. CÁC THÔNG SỐ ĐO ĐƯỢC:

Các thông số về thể tích

  • Thể tích lưu thông thở ra [Vte]
  • Thông khí phút thở ra MVe
  • Thể tích lưu thông tự thở, thông khí phút tự thở

Tần số thực: cho biết tần số thực của máy khi thở A/C

Các thông số về áp lực

  • Áp lực đường thở đỉnh [peak inspiration pressure]
  • Áp lực đường thở trung bình [mean pressure]
  • Áp lực đường thở cao nguyên [plateau pressure]

Một số thông số khác: I/E, Ti

VI. CÁC THÔNG SỐ BÁO ĐỘNG

  • Hoạt động của máy [báo động mất điện]
  • Báo động áp lực: áp lực cao, áp lực thấp
  • Báo động thể tích: Vte, MVe
  • Báo động nồng độ oxy.
Tin mới hơn:
  • 05/11/2016 18:54 - Những hiểu biết hiện nay về bệnh viêm cơ tim [phần
  • 04/11/2016 13:26 - Siêu âm phổi: một công cụ đầy hứa hẹn để theo dõi
  • 03/11/2016 08:14 - Chần thương vùng gối tổn thương động mạch khoeo
  • 02/11/2016 19:39 - Tóm tắt 5 quy trình chuyên môn Khoa Phụ Sản
  • 29/10/2016 00:00 - Dinh dưỡng đường tiêu hóa ở bệnh nhân ngoại khoa
Tin cũ hơn:
  • 16/10/2016 08:05 - Quy trình sàng lọc và chẩn đoán trước sinh trong 3
  • 14/10/2016 00:00 - Dinh dưỡng tĩnh mạch trong ngoại khoa
  • 13/10/2016 19:41 - Phân loại chấn thương thận theo AAST
  • 12/10/2016 20:12 - Phình đại tràng do vô hạch bẩm sinh - Các phương t
  • 12/10/2016 15:35 - Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp
>

Video liên quan

Chủ Đề