Anh/ chị có đồng tình với sự lựa chọn của hạt mầm thứ nhất không tại sao

ĐỀ SỐ 24

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

HAI HẠT GIỐNG

Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt giống thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…”.
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và hạt giống thứ nhất được lớn lên như đúng ý nguyện.
Hạt giống thứ hai bảo: “Tôi sợ lắm! Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điểu gì ở nơi tối tăm đó. Và nếu như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con củng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt giống thứ hai cứ nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt giống nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

(Theo http://forum.petalia.org/Hạt giống tâm hồn)

Câu 1. Lời nói của hai hạt giống được viết bằng các kiểu câu khác nhau. Nêu ý nghĩa của cách sử dụng các kiểu cầu khác nhau đó?
Câu 2. Câu chuyện trên đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra và phân tích hiệu quả của chúng.
Câu 3. Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên?
Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ là hạt giống nào? Giải thích lí do sự lựa chọn đó.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ vấn đề đặt ra trong nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị vê’ quan điểm “Sống phải có ước mơ cao đẹp”.

Câu 2. Suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa triết lí nhân sinh ở hai lời thoại của Hổn Trương Ba trong cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích: “Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”.

Và: “Sống nhờ vào đổ đạc của người khác đã là một chuyện không nên, mà đằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.”

GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Nêu đúng kiểu câu trong lời nói từng hạt giống là: kiểu câu đơn, mục đích thể hiện mong muốn, khát vọng mãnh liệt (tôi muốn… – hạt giống thứ nhất); kiểu câu ghép nêu giả thiết – kết luận thể hiện sự do dự, ngại ngần, không dám nghĩ dám làm (nếu… thì – hạt giống thứ hai).

Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá, ẩn dụ, điệp cấu trúc câu. Tác dụng của chúng là thể hiện hàm ý của người nói về hai cách sống: lối sống mạnh mẽ, đam mê hành động, cống hiến và tận hưởng; và lối sống an phận thủ thường…

Câu 3. Sống phải có ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ.

Câu 4. Nêu sự lựa chọn của bản thần và giải thích hợp lí: Chọn lối sống mạnh mẽ, đam mê, dám mơ ước và dám thực hiện ước mơ của mình vì đó là cuộc sống đích thực có ý nghĩa với chính mình và với cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1.
Từ vấn để đặt ra ở phần Đọc hiểu, có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (sống phải có ước mơ cao đẹp) theo nhiều cách nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục. Tham khảo các nội dung sau đây để viết đoạn văn:

a. Giải thích – Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng.

– Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động… chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt.

b. Phân tích – Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: Có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. – Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. – Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển. – Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi chỉ khiến con người trở nên yếu hèn.

– Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời.

(Trong quá trình phân tích cần chọn dẫn chứng minh họa)

c. Bàn luận – Bên cạnh những người có ước mơ, không ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng còn không ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước mơ chính đáng, phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng còn có ước mơ vụn vặt, tầm thường, vị kỉ. – Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực. (Dẫn chứng minh họa)

– Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.

Câu 2.
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau. Tham khảo dàn ý sau để làm bài:

I. Mở bài – Cuộc trò chuyện của Hổn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết.

– Hai lời thoại của Hồn Trương Ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang màu sắc triết lí nhân sinh sâu sắc.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa triết lí của hai lời thoại
a. Lời thoại 1: – Cuộc sống của con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác. Hồn và xác phải hài hòa. – Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. – Khi con người bị chi phối hoàn toàn bởi những nhu cầu bản năng của thân xác, nghĩa là những nhu cầu vật chất chi phối hoàn toàn đời sống tinh thần thì không thể có một tâm hồn thanh cao trong sáng được.

b. Lời thoại 2:

– Sống thật sự cho ra con người không phải là một chuyện dễ dàng, đơn giản chút nào. Khi sống nhờ vả vào người khác, không được sống cuộc sống của chính mình thì sự sống đó chỉ là vô nghĩa.

– Sự chênh lệch giữa tâm hồn và thể xác chính là bi kịch cuộc đời của một con người.

2. Ý nghĩa đó có ảnh hưởng như thê nào đến thực tại? – Trong cuộc sống thực tại, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ biết hưởng thụ, vì thế mà trở thành phàm phu thô thiển (vì thoả mãn nhu cẩu ham muốn của bản thân mà con người sa vào các tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè, có hành vi phạm pháp.. – Có người lấy cớ tâm hổn là cao quý, đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo đến đời sống vật chất, như thế thì không thể có hạnh phúc toàn vẹn mà đó là biểu hiện của sự lười biếng. – Cả hai lối sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. – Tình trạng có người sống giả và không được sống bằng cuộc sống chính mình. Đó là nguyên nhân đẩy con người đến chỗ tha hoá bởi vòng danh lợi. —> Sống thực sự cho ra con người không phải chuyện dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống thật sự có ý nghĩa là cuộc sống do chính bàn tay, khối óc mình tạo lập ra, sống cho chính mình, một cuộc sống thật sự có ích cho gia đình và xã hội. Nếu sống nhờ, sổng gửi, sống chắp vá, sống không được là mình thì cuộc sống ấy vô nghĩa, không đáng sống.

—> Hai lời thoại trên của Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích đã bộc lộ quan điểm rất đúng đắn của Lưu Quang Vũ về cuộc sống. Đó cũng chính là sự suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, là sự phê phán một số mặt tiêu cực trong lối sống của một số người trong xã hội đương thời của Lưu Quang Vũ. Thực tế trong cuộc sống hôm nay, có không ít những con người sống nhờ vào thân thể, uy quyển của kẻ khác, sống bằng cách luồn cúi, nịnh bợ để được thăng quan tiến chức, sống bằng đổng tiền không phải do năng lực của mình làm ra mà đó là những đổng tiền từ mổ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, của đổng chí, đổng đội, làm băng hoại cuộc sống xã hội… Sống như thế là một cuộc sống thật xấu xa, đê tiện, rất đáng lên án. Lưu Quang Vũ đã thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của mình về điều này qua những khổ đau, trăn trở của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt. Chính điều này đã lay động trái tim người đọc và người xem vở kịch này.

3. Thái độ và hành động của bản thân – Đối với xã hội: Phê phán, lên án những lối sống cực đoan hoặc quá coi trọng vật chất, hoặc lười biếng không tưởng, phải đấu tranh chống lại lối sống giả tạo, lừa đảo, những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.

– Đối với bản thân: Luôn đấu tranh với chính bản thần để khắc phục những hạn chế, tự hoàn thiện nhân cách của mình.

III. Kết bài – Được sống đúng mình, sống toàn yẹn với những giá trị vốn có của mình mới thực sự đáng quý. – Sự sống thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.

– Con người phải tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách và giá trị tinh thần cao quý.

(Theo http://www.vanmau.net)

>>> Xem thêm : Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD100123

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >