Ăng co Vát và Ăng co thom có giá trị gì đối với sự phát triển của đất nước Campuchia ngày nay

b] Quá trình hình thành, phát triển:

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp; còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.

Lược đồ vương quốc Campuchia thế kỷ XII

Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia [Ăng-co huy hoàng] - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến. 

+ Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

+ Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.

+ Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

- Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu.

- Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Năm 1432, người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau.

- Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược [1863].

Quần thể di tích đền Angkor [Ảnh TL]

Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, Quần thể di tích đền Angkor được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 248 dặm vuông [400 km2], chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.

Quần thể di tích đền Angkor được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1992.

Quần thể di tích đền Angkor có đến trên 1.000 ngôi đền với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Các ngôi đền nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí điêu khắc.

Quần thể Angkor chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer cổ với một lối kiến trúc đặc sắc, nổi bật các giá trị nghệ thuật Khmer. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.

Hình ảnh đền Angkor Wat [Ảnh TL]

Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả.

Một yếu tố vô cùng quan trọng khác của Angkor là hệ thống thủy lợi được xây dựng qua nhiều triều đại. Hệ thống thủy lợi của khu vực đều dựa vào các hồ chứa lớn. Các hồ chứa này không chỉ giúp cho sinh hoạt của người dân trong khu vực mà còn giúp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của thủ đô Angkor.

Dưới đây là 5 ngôi đền huyền bí trong Quần thể di tích Angkor:

Angkor Wat

Đền Angkor Wat nổi tiếng với 5 tòa tháp khổng lồ [Ảnh TL]

Angkor Wat là ngôi đền có kiến trúc hoành tráng nhất trong toàn bộ quần thể có lối vào chính theo hướng Tây thẳng hướng mặt trời lặn. Đền Angkor Wat có 398 gian phòng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần 10m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền.

Toàn bộ khu đền còn lưu lại dấu vết cổ đại với nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái…, tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Angkor Thom

Angkor Thom là lãnh địa thủ đô hùng mạnh Khmer xưa. Angkor Thom sở hữu những đền chùa và kiến trúc nổi bật như đền mặt thần Bayon, đền Baphuon, đền Phnom Bakheng ở đỉnh đồi, Elephant Terrace, Terrace of the Leper King và 5 cánh cổng lớn dẫn vào Angkor Thom.

Trong đó Đền Bayon tạo cho du khách cảm giác ấn tượng nhất, họ bị chinh phục hoàn toàn bởi vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng trung và nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau.

Little Circuit [Vòng Nhỏ]

Little Circuit - khu vực này có ngôi đền nổi tiếng nhất là đền “cổ thụ” Ta Prohm, nơi tạo hóa của thiên nhiên hòa quyện với công trình của con người. Những cành và rễ của các cây cổ thụ mọc xen lẫn, bao phủ ngôi đền, tạo nên một cảnh tượng cổ quái, thu hút du khách đến du lịch Campuchia.

Big Circuit [Vòng Lớn]

Big Circuit- khu vực này cũng có một công trình là đền Preah Khan tương tự như đền Ta Prohm: Những bức tường đá xen lẫn những gốc cây cổ thụ lâu đời. Ngoài ra ở Big Circuit cũng có một địa điểm ngắm hoàng hôn lý tưởng là đền Pre Rup, đây cũng là một trải nghiệm đáng nhớ mà bạn nên thử khi đặt chân tới đền Angkor Wat.

Nhóm Roluos

Nhóm Rolous là quần thể các phế tích đặc sắc thuộc về thành phố cổ Hariharalaya, có niên đại lâu đời hơn cả Angkor, trong đó đền Bakong với kiến trúc kim tự tháp là nổi bật nhất.

Các đền ngoại vi

Đền Banteay Srei [Ảnh sưu tầm]

Các đền ngoại vi - khu vực này nằm khá xa khu trung tâm quần thể đền Angkor Wat nhưng lại có những công trình độc đáo, khác biệt nhất. Đền Banteay Srei được xây chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ, một chất pha màu được thêm vào những bức điêu khắc trang trí tỉ mỉ trên tường mà ngày nay vẫn còn nhìn thấy được.

Cánh đồng Chum- Di sản văn hóa thế giới trên đất nước Lào

Video liên quan

Chủ Đề