1 cục mỡ heo bao nhiêu calo?

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Nhiều người vẫn thắc mắc mỡ lợn có tốt không, ăn mỡ lợn có béo không, giữa dầu ăn và mỡ lợn thì nên ăn cái nào? Dưới đây sẽ là những thông tin mà bạn cần biết.

Ăn mỡ lợn có tốt không?

Năm 2020, theo đài BBC [British Broadcasting Corporation – Đài truyền hình quốc gia lâu đời nhất trên thế giới] thì mỡ lợn được xếp thứ 8 trong top 10 thực phẩm bổ dưỡng nhất. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Người ủng hộ thì cho rằng, chỉ dùng một muỗng cà phê mỡ lợn cho vào món ăn sẽ tăng thêm hương vị và màu sắc khiến món ăn trở nên tuyệt vời hơn. Người không ủng hộ cho rằng, mỡ lợn chứa nhiều chất béo và cholesterol dễ dẫn đến béo phì và các bệnh về tim mạch.

Ăn mỡ lợn có tốt không?

Các nhà khoa học đã phân tích và đánh giá, mỡ lợn giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe hơn cả thịt cừu và mỡ bò.

Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cũng cho rằng thịt mỡ là nguồn thực phẩm giàu năng lượng và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Vì vậy thịt mỡ nên là nguồn thực phẩm được sử dụng trong các bữa ăn đặc biệt là đối với trẻ em và người trung niên để các chức năng không bị suy yếu.

Ngoài ra, trên tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng mỡ lợn tốt cho sức khoẻ hơn trái bơ. Vì nó giàu vitamin D, nó có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trên thực tế, mỡ lợn là một trong những nguồn vitamin D dồi dào nhất, nhiều hơn 50% so với bơ, giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.

Trong mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% – 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa, có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng các bệnh về tai biến và các bệnh về tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Qua các thông tin trên cho thấy mỡ lợn không phải là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, và quan điểm ăn mỡ lợn không tốt cho sức khỏe là quan điểm sai lầm bởi vì ngược lại mỡ lợn còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.

Như vậy, ăn mỡ lợn rất tốt nếu dùng với một lượng vừa phải. Mọi người không nên bỏ mỡ động vật ra khỏi bữa ăn hàng ngày mà nên dùng song song hài hòa cùng mỡ thực vật với liều lượng vừa phải để cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể và phòng tránh được bệnh tật.

Ăn mỡ lợn có béo không?

Ăn mỡ lợn có béo không?

Việc ăn mỡ lợn có tốt không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời, còn ăn mỡ lợn có béo không thì sao? Muốn biết ăn mỡ lợn có béo không cần xem xét thành phần và giá trị năng lượng mà mỡ heo cung cấp. Cụ thể:

  • Thành phần: Mỡ heo chứa nhiều axit béo bão hòa và những axit này có khả năng chuyển hóa thành cholesterol trong máu.
  • Giá trị năng lượng: 1 gram mỡ heo cung cấp 9 calo năng lượng.

Trong khi đó, thành phần và giá trị năng lượng mà dầu thực vật cung cấp là:

  • Thành phần: Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa bão hòa và những axit này không có khả năng chuyển hóa thành cholesterol trong máu [trừ các loại dầu như dầu cọ, dầu dừa, dầu cacao, ….].
  • Giá trị năng lượng: 1 gram dầu ăn cung cấp 9 calo năng lượng.

Như vậy, việc ăn mỡ heo quá nhiều có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều cholesterol trong máu và dẫn đến thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng dầu ăn không tạo ra cholesterol và ăn nhiều các món chiên, rán, xào bằng dầu cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì vì xét về giá trị năng lượng thì cả mỡ heo và dầu thực vật đều cung cấp một lượng như nhau, tức là, 1 gram dầu ăn và mỡ heo đều cung cấp 9 calo.

Nên dùng mỡ lợn hay dầu thực vật?

Nên dùng mỡ lợn hay dầu thực vật, loại nào tốt hơn, chúng ta có thể xem xét giá trị dinh dưỡng mà mỡ lợn và dầu ăn mang lại.

  • Mỡ heo chứa nhiều vitamin A, B và D. Đây là những loại vitamin và khoáng chất rất tốt đối với sức khỏe của con người. Vitamin A giúp phòng ngừa các bệnh về mắt, còn vitamin D giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin D còn có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tim mạch, giúp duy trì chức năng của phổi và các cơ quan hô hấp, đồng thời tăng cường cơ bắp và cùng với hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng. Trong khi đó, dầu thực vật chứa nhiều vitamin E và K, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa và lão hóa trong cơ thể, còn vitamin K đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa các chứng đông máu, xuất huyết.
  • Mỡ heo rất tốt đối với não bộ vì có chứa lecithin, cùng với cholesterol, hai loại chất này đều tham gia vào quá trình cấu tạo màng tế bào thần kinh trong bộ não. Trong khi đó, một số loại dầu thực vật lại không có chứa cholesterol.

Ngoài chất béo bão hòa [chiếm khoảng 40%], phần còn lại của mỡ heo là chất béo không bão hòa [chiếm khoảng 50% – 60%] và chất béo khô [chiếm khoảng 10%]. Nếu ăn mỡ heo quá nhiều, chất béo bão hòa trong mỡ heo có thể gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, … Tuy nhiên, cũng như dầu thực vật, chất béo không bão trong mỡ heo cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như đột quỵ.

Lưu ý khi ăn mỡ lợn

Lưu ý khi ăn mỡ lợn và dầu thực vật

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi dùng mỡ lợn và dầu ăn cần lưu ý một số thông tin như sau:

  • Người lớn tuổi [>50 tuổi], người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao, … cần hạn chế ăn mỡ heo để làm giảm cholesterol trong máu.
  • Phụ nữ cũng nên hạn chế sử dụng mỡ lợn để ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
  • Đối với trẻ nhỏ, một lượng mỡ heo vừa đủ trong bữa ăn có thể tham gia vào quá trình phát triển thể chất và giúp trẻ phòng ngừa được chứng cận thị nhờ cung cấp một lượng vitamin A cho cơ thể.
  • Người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh thiếu máu, thường xuyên chóng mặt, táo bón, khô da, nứt nẻ tay chân, tóc bạc hoặc rụng, phụ nữ sau sinh, … nên ăn mỡ heo để bổ sung cholesterol và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Người bình thường nên cân bằng mỡ lợn và dầu ăn trong bữa ăn. Tỉ lệ dầu – mỡ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên đảm bảo là 2:1.
  • Khi dùng dầu thực vật để chiên, rán cần tránh sử dụng lại hoặc dùng nhiều lần vì ở nhiệt độ cao, những axit béo chưa bão hòa có thể bị phân hủy và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Chúng tôi gợi ý cho bạn các món ăn đóng hộp rất tốt cho sức khỏe làm từ thịt lợn của Trường Foods. Lượng thịt mỡ và nạc có trong các sản phẩm này được cân bằng để quý vị có thể thưởng thức ngon miệng, lại còn đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm.

1 lạng mỡ heo bao nhiêu calo?

100g thịt heo mỡ có khoảng 394 calo, trong khi đó 100g mỡ lợn có đến 896 calo.

1 quả tim lợn bao nhiêu calo?

Bảng thành phần dinh dưỡng.

100g thịt heo mỡ bao nhiêu calo?

Mỡ lợn cung cấp mức năng lượng rất cao, 100g mỡ lợn chứa 841 calo và 100g tóp mỡ lợn chứa đến 856 calo do quá trình chiên rán.

1 gam thịt mỡ bao nhiêu calo?

1.1. Mỗi gram chất béo thường chứa khoảng 9 calo. Trong khi đó, mỗi gram chất đạm chỉ cung cấp khoảng 4 calo.

Chủ Đề